Cho bé bú bình, ngoài việc quan tâm tới cách chọn loại sữa, chọn loại bình sữa tốt cho bé thì một điểm nữa mà các mẹ cần quan tâm đó là tư thế cho bé bú bình đúng cách. Cho bé bú bình ở tư thế nào là đúng không chỉ giúp bé bú ngoan, dễ dàng mà còn hạn chế được những rủi ro không đáng có khi cho bé bú bình. Hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé.
Contents
Tầm quan trọng của việc cho bé bú bình đúng cách
Bình sữa dường như là một đồ dùng không thể thiếu trong danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị cho bé dù mẹ có nhiều hay ít sữa. Khi cho bé bú bình, việc tìm hiểu cách cho bé bú bình, tìm hiểu tư thế cho bé bú bình đúng cách không chỉ để bé bú ngoan ngoãn, bé bú nhanh hơn và còn giúp bé tránh được những rủi ro không đáng có như bị sặc sữa…
Nếu là lần đầu tiên làm ba, làm mẹ. Có bất chợt mẹ nghe thấy có người nói rằng “tư thế cho bé bú bình cũng có thể gây ra những rủi ro cho bé”. Việc cho bé bú bình không đúng cách, nếu nhẹ thì bé sẽ chỉ bị đầy hơi, khó tiêu, nặng hơn thì bị viêm tai, nặng hơn nữa có thể gây tử vong, đã từng có trường hợp thực tế chứ không phải chỉ là trên lý thuyết. “Sinh con đã khó, nuôi con cũng chẳng dễ dàng” quả thật không sai.
>>> Xem Ngay: Khi sử dụng bình sữa cho bé, mẹ không thể bỏ qua TOP 6 loại nước rửa bình sữa tốt nhất hiện nay giúp bình sữa của bé luôn được sạch sẽ và an toàn trước khi sử dụng.
Hậu quả thường gặp nhất khi cho bé bú bình sữa không đúng tư thế là bé bị sặc sữa, bị trào ngược, đầy hơi. Gián tiếp để sữa chảy vào tai mà ba mẹ không hề hay biết, nếu không vệ sinh tai kịp thời sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa.
Đặc biệt, nhiều ba mẹ có thói quen cho con nằm bú bình và cho con vừa ngủ vừa bú bình. Đây là 2 thư thế có nguy cơ khiến bé bị sặc sữa và ngạt thở cao nhất dù mẹ có sử dụng bình sữa xịn cho bé. Bởi vậy mà ba mẹ cần tìm hiểu 3 tư thế cho bé bú bình đúng cách, tốt nhất dưới đây.
Tham khảo 3 tư thế bú bình tốt nhất cho bé
Để giúp các mẹ có được những kiến thức chuẩn nhất chăm con đúng cách, an toàn, khỏe mạnh. Blogchamcon sẽ chia sẻ tới các mẹ 3 tư thế bú bình đúng cách, an toàn và tốt nhất cho bé.
1. Bế bé một bên và cho bú bình
Hướng dẫn: Mẹ hãy vòng cánh tay ôm trọn bé, để đầu của bé tựa vào cánh tay (phía trên hoặc giữa), bàn tay của mẹ giữ phần dưới của bé và tay còn lại cầm vào bình sữa.
Lưu ý: Mẹ không nên cho bé nằm thẳng khi bú bình vì tư thế đó có thể khiến dòng sữa chảy vào tai khiến bé bị viêm tai giữa.
2. Để bé bú ở tư thế ngồi tựa vào lòng mẹ
Hướng dẫn: Nếu như bé nhà mình có vấn đề về trào ngược dạ dày, bé thường xuyên bị nôn trớ khi bú hay khi ăn thì mẹ nên chọn tư thế bú bình cho bé ngồi tựa lưng vào lòng mẹ. Hãy để phần đầu của bé tựa vào ngực mẹ để giúp bé ngồi thẳng được hoặc có thể để bé ngồi lệch sang một bên và để đầu của bé tự vào vai của mẹ.
3. Cho bé bú bình ở tư thế ngồi tự lên đùi
Tư thế cuối cùng khi cho bé bú bình là tư thế ngồi tựa lên đùi. Mẹ có thể ngồi trên sàn nhà, trên giường hay trên ghế sofa, tựa lưng và co nhẹ hai chân. Mẹ hãy đặt bé ngồi trên bụng mẹ và hướng mặt về phía mẹ, để lưng bé nằm trên đùi mẹ. Đây là tư thế rất tốt để mẹ có thể tương tác với bé mỗi khi bé ăn bởi ba mẹ và bé có thể nhìn thấy nhau. Bé sẽ có cảm giác ấm áp, yên tâm hơn khi có mẹ ở đây rồi.
Một vài lưu ý cần nhớ khi cho bé bú bình không thể bỏ qua
Dù mẹ có chọn tư thế bú bình nào cho bé bi chăng nữa thì khi cho bé bú bình, mẹ cũng cần nhớ kỹ những lưu ý khi cho bé bú bình dưới đây.
- Dù bé bú bình ở tư thế nào thì mẹ cũng phải luôn dốc cao bình sữa (hãy tạo một góc nghiêng chứ không phải là dựng đúng bình sữa mẹ nhé) để cho sữa luôn ngặp đầu núm vú. Điều này giúp hạn chế lượng không khí trong bình sữa mà bé có thể nuốt phải, tránh đầy hơi, đầy bụng, táo bón.
- Không để bé bú ở tư thế nằm thẳng, nếu bé có ngủ quên khi bú thì ba mẹ nên dừng ngay việc cho bé bú, bởi khi đó bé bú sữa trong vô thức, bé sẽ không thể ý thức được việc bú của mình. Điều này có thể khiến bé bị sặc sữa do không thể nuốt kịp.
- Không nên thay đổi nhiều tư thế khi đang cho bé bú bình. Ba mẹ nên ngồi ở một chỗ và không thay đổi tư thế bú của bé để từ đó hình thành thói quen cho bé. Khi đó bé sẽ bú ngoan ngoãn và bú nhanh hơn. Hạn chế việc đòi đi rong.
- Ba mẹ nên cố gắng giữ bình sữa ổn định khi bé bú, hạn chế rung lắc sẽ giúp hạn chế tạo bọt khí xuất hiện trong bình sữa.
- Luôn giúp cho bé có một càm giác thoải mái khi bú. Mẹ có thể chọn một nơi thoáng, mát, dễ chịu để ngồi và cho bé bú, bé ăn. Hãy mang theo một chiếc khăn tay để dùng, chắc chắn sẽ cần đó mẹ.
- Hạn chế, tốt nhất là không nên để bé tự bú bình một mình vừa để đảm bảo an toàn, vừa để cả nhà gần gũi với nhau hơn, bé sẽ cảm thấy được yêu thương.
Đặc biệt, ba mẹ cần chọn cho bé loại bình sữa tốt, phù hợp cho bé, chọn núm vú phù hợp với độ tuổi, giai đoạn phát triển của bé để kích thích ham muốn bú bình của bé. Thời gian đầu khi bé vừa chuyển từ bú mẹ sang bú bình, không phải bé nào cũng thích nghi được ngay. Do đó, mẹ cũng không nên ép bé bú từ đầu, hãy kiên nhân mẹ nhé. Giai đoạn này mẹ cũng nên chọn cho bé một sản phẩm bình sữa có núm ty mô phỏng gần nhất ty mẹ, bé sẽ dễ dàng thích nghi hơn.
Ngoài ra, với trường hợp bé không chịu bú bình, mẹ có thể tham khảo TOP 5 loại bình sữa cho bé không chịu bú bình. Chắc chắn sẽ giúp mẹ giải quyết được vấn đề.