Tình trạng trẻ bị sặc sữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sặc sữa là một tai biến vô cùng nguy hiểm và để lại những hậu quả nặng nề nếu như không được xử lý một cách kịp thời. Do đó, việc ba mẹ phải trang bị thêm những kiến thức để có thể phòng ngừa và xử trí tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Vậy, hãy cùng blogchamcon tìm hiểu cách xử trí tình trạng sặc sữa sau khi bé ở trẻ sơ sinh qua những hướng dẫn của Gs. Ts Phạm Nhật An – GĐ Trung tâm Nhi tại bệnh viện Vinmec Times City.
Contents
Sặc sữa là gì?
Sặc sữa là tình trạng trẻ hít sữa vào đường thở làm cho sữa tràn vào khí quản, phế quản hay các phế nang gây cản trở hoặc làm tắc các đường hô hấp trong quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch. Trẻ sẽ bị thiếu oxy do đường hồ hắp bị tắc, nghẽn.
Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc sữa
Trẻ bị sặc sữa sẽ có những triệu chứng phổ biến dễ dàng nhận biết dưới đây:
- Trẻ đang nằm hay đang bú sau khi ăn bỗng dưng bị ho sặc sụa, tím tái mặt mày và lịm đi.
- Bé có dấu hiệu trào sữa từ mũi, miệng
- Bé hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc bị co cứng.
- Trong trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở.
Vậy, ba mẹ phải làm gì khi trẻ bị sặc sữa?
Cách chăm sóc khi trẻ bị sặc sữa tốt nhất
Khi trẻ bị sặc sữa khi bú, điều mẹ cần làm là:
- Vỗ lưng cho bé: Mẹ hãy nhanh chóng đặt cho bé nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu của bé nghiêng mặt và vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào phần vũng giữa của 2 bả vai theo hướng xuống dưới và ra phía trước. Sau khi đã vô lưng bé xong, mẹ hãy nhẹ nhàng lật bé ngược lại và kiểm tra xem bé đã tự thở được chưa, da của bé đã hồng hào trở lại chưa. Nếu bé vẫn chưa hồi phục thì tiến hành ấn ngực bé.
- Ấn ngực cho bé: Mẹ hãy giữ nguyên tư thế ngửa, sử dụng 2 ngón tay phải và 3 ngón tay trái ấn xuống, vuông góc xuống 1/3 xương dưới ức, khoảng 1 khoát ngón tay dưới đường nối 2 núm ti. Tốc độ ấn là 1 lần/giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp > đánh giá tình trạng.
- Nếu bé vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi thì mẹ tiếp tục vỗ lưng, ấn ngực cho bé tới khi nào bé có dấu hiệu phục hồi ( có thể 6 – 10 lần).
- Thông thoáng đường thở bằng việc hút mũi, miệng: Trong khi thực hiện thao tác vỗ lưng và ấn ngực cho bé, mẹ cần làm thông thoáng đường thở của bé bằng dụng cụ hút để hút mũi, miệng cho bé (hút miệng trước và hút mũi sau). Trong trường hợp cấp cứu tại nhà và không có sẵn dụng cụ hút mũi, hút miệng thì mẹ có thể sử dụng miệng để hút nhanh cho bé. Khi bé phục hồi, mẹ vẫn phải đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi thêm.
>> VIDEO HƯỚNG DẪN SƠ CỨU KHI BÉ BỊ SẶC SỮA – BV TỪ DŨ <<
Phòng ngừa khi trẻ bị sặc sữa đúng cách
Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng sặc sữa, hạn chế những biến chứng do sặc sữa gây ra là phòng ngừa tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ bằng cách:
- Khi trẻ đang khóc, đang ho hay những lúc vừa ăn, vừa ngủ, vừa chơi…thì không nên cho bé ăn. Bởi khi đó miệng bé vẫn ngậm núm vú, sữa vẫn chảy nhưng bé không nuốt. Tới khi thởi mạnh có thể làm sữa chảy được vào đường thở. Đặc biệt là khi trẻ cười rất dễ bị sặc.
- Trong trường hợp sữa mẹ quá nhiền thì nên kep đầu ti mỗi khi cho bé bú. Còn nếu sử dụng bình sữa thì mẹ nên chọn bình sữa có núm vú bằng cao su với thiết kế lỗ thông khí phù hợp hoặc những loại bình sữa có thiết kế hệ thống van chống sặc tốt cho bé. Không đổ thẳng, đổ nhanh sữa vào miệng bé có thể khiến sữa đi vào đường thở khi bé thở mạnh.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp mẹ hiệu hơn về triệu chứng sặc sữa, cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa đúng cách và hiệu quả. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ sau này.
KIẾN THỨC CHO MẸ: