Bệnh thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh và xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ đến người lớn. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khôn lường như nhiễm trùng, viêm não…. Vậy đây là loại bệnh gì, con đường lây lan, triệu chứng cũng như cách điều trị của chúng ra sao? Đây là những thông tin cơ bản và quan trọng về bệnh mẹ nhất định phải biết để phòng tránh cho con trẻ.
Contents
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?
Bệnh thủy đậu là bệnh gì, chúng có thể lây lan qua con đường nào? Đây là những kiến thức cơ bản nhất mẹ cần biết.
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh này còn có tên gọi dân gian là bệnh trái rạ. Chúng là loại bệnh lây lan, thường có các mụn nước xuất hiện khi phát bệnh gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh do virus thủy đậu có tên là Varicella gây ra. Hiện nay, đã có vacxin phòng thủy đậu dành cho trẻ em.
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Thực tế, nghiên cứu y khoa cho thấy căn bệnh này có khá nhiều con đường lây lan khác nhau như:
- Lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
- Lây qua không khí, đường hô hấp bởi những giọt nước bót từ người bệnh
- Lây từ chính chất dịch tiết ra do các vết mụn nước trên cơ thể người bệnh
- Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua vật dụng dính chất dịch tại vết mụn người bệnh như quần áo, thìa, bát đũa.
Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em qua từng giai đoạn
Bệnh thủy đậu phát triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau.
1. Ủ bệnh
Thủy đậu khác với nhiều loại bệnh khác, thời gian ủ bệnh có thể từ 10 – 20 ngày, virus xuất hiện trong cơ thể nhưng không gây ra bất kỳ hiện tượng khác lạ nào.
2. Phát bệnh
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em giai đoạn này chính là: sốt nhẹ, xuất hiện ban đỏ trên cơ thể, đau đầu và cơ thể mỏi. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm với bệnh sởi.
3. Toàn phát
Sau khi phát bệnh khoảng 2- 3 ngày, bệnh trở nặng gọi là giai đoạn toàn phát. Triệu chứng ở giai đoạn này khá rõ nét, trẻ sẽ sốt cao, có hiện tượng quấy khóc, chán ăn và buồn nôn. Đặc biệt, các nốt ban đỏ trên cơ thể bắt đầu có hiện tượng phồng nước như vết bỏng nhỏ hình tròn. Các mụn nước này gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nếu gãi có thể bị vỡ gây rát.
Các mụn nước xuất hiện khá nhiều và dày đặc. Bạn có thể gặp nhiều ở bụng, lưng, chân tay và đôi khi trên mặt hay niêm mạc miệng. Giai đoạn này nếu không chăm sóc tốt dễ bị nhiễm trùng.
4. Phục hồi
Thủy đậu sau phát bệnh 7 – 10 ngày, các vết mụn vỡ và tự se lại, đóng vảy phục hồi. Sẹo do bệnh thủy đậu gây lên thường là loại sẹo rỗ, vì vậy cần chăm sóc tốt tránh để lại sẹo.
Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả nhất
Bệnh thuỷ đậu có tự khỏi được không? Câu trả lời là CÓ. Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà. Bạn chỉ cần giữ gìn vệ sinh, cách ly tốt người bệnh tránh lây lan, chỉ sau khi phát bệnh 10 – 12 ngày bệnh nhân sẽ bình phục hoàn toàn. Cách điều trị bệnh như sau:
Chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu như thế nào?
Đầu tiên khi thấy trẻ có dấu hiệu bị thủy đậu như sốt nhẹ, có xuất hiện ban đỏ cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín nhằm khẳng định tình trạng bệnh nhân.
Nếu người bệnh xác định bị thủy đậu cần hạn chế ra gió, không được dùng nước lạnh tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ. Bạn không nên kiêng tắm hoàn toàn vì việc cơ thể bẩn dễ sinh ra nhiễm trùng mụn nước, bạn nên pha nước ấm để lau rửa người trong phòng kín.
Hạn chế gãi làm vỡ mụn nước, lây lan các dịch nhầy có trong mụn sang vùng da khác. Đây được xem là cách làm tăng thêm phần nặng cho bệnh trên cơ thể.
Mặc đồ rộng, vải mềm có khả năng thấm hút tốt, thay và giặt đồ riêng với các thành viên khác trong gia đình.
Điều trị bệnh thủy đậu trẻ em bằng thuốc
Để điều trị bệnh thuỷ đậu, mọi người hãy chú ý:
- Bạn dùng thuốc tím bôi khi mụn nước chưa bị vỡ, đây là loại thuốc sát khuẩn, chống nhiễm trùng.
- Bạn bôi thuốc xanh Methylen khi các mụn nước bị vỡ ra.
- Bạn không tự ý dùng thuốc mỡ, kem trị ngứa khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn.
Bệnh thủy đậu cần kiêng gì?
Bệnh thủy đậu cần kiêng gì đây là kiến thức mẹ nhất định phải nắm rõ để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho con trẻ khi bị bệnh. Một vài thứ người bệnh cần kiêng như:
- Kiêng gió
- Kiêng nước lạnh
- Kiêng ăn đồ nếp như xôi, bánh nếp, bánh chưng
- Kiêng ăn đồ dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, không nên ăn quá mặn
- Kiêng ăn thịt gà, thịt chó nhằm hạn chế việc bội nhiễm khi bị bệnh.
- Kiêng ăn hải sản, các loại hạt, đậu phộng hay nho khô
- Hạn chế ăn cam, chanh, socola hay uống cà phê…..
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh thủy đậu ở trẻ em mà mẹ nên biết. Hãy trang bị cho mình những kiến thức về loại bệnh có sức lây lan nhanh này để phòng tránh và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm tới người bệnh trong gia đình.