Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là gì? Nguyên nhân tại sao trẻ nhỏ thường hay mắc phải căn bệnh này? Và giải pháp chữa trị ra sao, phòng tránh như nào là tốt nhất? Ở bài viết này chúng ta sẽ giải quyết nhắc thắc mắc về căn bệnh này.
Contents
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là viêm da tạng dị ứng là một trong những loại bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện thấy rõ nhất của bệnh này là những vùng da bị tổn thương thường nổi mẩn có màu đỏ, khô và ngứa. Bệnh này thường gặp nhất ở trẻ em và cũng có 1 số trường hợp kéo dài cho đến độ tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân chính dễ gây nên bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là do một vài nguyên nhân sau:
- Tiếp xúc với bọ, ve, bụi hoặc lông của động vật (như: chó, mèo,…)
- Tiếp xúc với các sản phẩm có hóa chất nhiều: nước rửa bát, xà phòng, các loại vải, len,…
- Sau khi nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
- Ăn hoặc tiếp xúc với những loại thực phẩm bị dị ứng (ví dụ như hải sản)
- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
- Bị căng thẳng về 1 vấn đề nào đó trong cuộc sống.
- Do di truyền từ bố mẹ có bệnh lý về các bệnh như hen suyễn hoặc viêm da.
Những dấu hiệu nào dễ nhận biết căn bệnh này?
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là những vùng da bị dị ứng thường có vảy, nổi mẩn đỏ và ngứa. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường xuất hiện ở những bộ phận có nếp gấp, ví dụ như: cổ, khuỷu tay, khuỷu chân, thân người của trẻ. Những vị trí này đều có thể thay đổi theo thời gian và nếu để lâu dễ bị lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Các tổn thương viêm da cơ địa ở trẻ em thường hay có dịch, rạn nứt hoặc chảy máu, vì ngứa nên trẻ sẽ thường xuyên gãi hoặc động vào vết thương sẽ càng dễ làm vùng da đó tổn thương nặng hơn và các virus có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tình trạng da bị phồng rộp, đau rát và chuyển sang màu nâu đỏ.
Bệnh viêm da cơ địa có thể di truyền từ bố mẹ, nhưng không lây lan.
Cách điều trị của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Căn bệnh này không gây nguy hiểm nhưng phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, không để lại tái phát nhiều lần. Vì vậy trong những trường hợp sau thì nên đưa trẻ đi khám sớm:
- Trẻ lần đầu bị viêm da cơ địa
- Trẻ ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ
- Các vết thương dị ứng có dịch hoặc chảy máu
- Bản thân bạn không chắc những nốt mẩn và phát ban ở trẻ có phải là viêm da cơ địa hay không.
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh mãn tính nên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì đều có thể khỏi. Nguyên tắc chính khi điều trị căn bệnh này là giảm nhẹ và triệu chứng và không để lại tái phát.
Nếu trong trường hợp trẻ bị nhẹ, mới được phát hiện thì bạn chỉ cần mua thuốc Corticosteroid ở ngoài hiệu thuốc. Còn nếu trong trường hợp trẻ bị nặng thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo đơn, thường sẽ là loại thuốc Corticosteroid có tác dụng mạnh hơn.
Ngoài sử dụng loại thuốc này các bác sĩ có thể sẽ kê thêm các loại kem bôi để chống viêm trong trường hợp trẻ bị nhẹ hoặc trung bình.
Trong trường hợp trẻ ngứa ngáy, vùng da bị tổn thương nặng như bị viêm thì nên sử dụng loại thuốc Histamine. Vì bị nặng nên có thể trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng nên cần sử dụng thêm 1 số loại thuốc kháng sinh.
Cách chăm sóc da và phòng tránh
Để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa bạn có thể chăm sóc da cho trẻ ngay tại nhà bằng các cách sau:
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm hoặc khi thời tiết hanh khô nhiều.
- Chỉ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm khoảng 37 – 39 độ C, không nên tắm quá nóng, sẽ dễ gây nứt nẻ và khô da. Đặc biệt khi tắm bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm da cho trẻ.
- Quần áo của trẻ nên sử dụng các loại vải cotton mềm mịn, tránh sử dụng các loại vải len hoặc polyester.
- Trong trường hợp trẻ bị viêm da cơ đại không nên sử dụng xà phòng tắm, như vậy sẽ khiến da của trẻ khô hơn và các vết thương sẽ bị nặng hơn.
- Khi trẻ đang bị viêm da cơ địa hạn chế để trẻ chạm và sờ vào vết thương.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em được xem là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Chúng không gây ra quá nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nhưng luôn làm trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc ảnh hưởng tới tâm sinh lý của bé. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh tối ưu giúp con hạn chế tình trạng bệnh.