Ngoài việc quan tâm tới cách tắm năng đúng cách cho trẻ sơ sinh thì việc tắm năng cho bé lúc mấy giờ là tốt cũng được rất nhiều các mẹ quan tâm. Theo tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Linh Chi – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng thì thời điểm trước 9h sáng và sau 16h là thời điểm thích hợp nhất để bé phơi năng. Vậy hãy cùng Blogchamcon tìm hiểu vấn đề tắm năng cho trẻ sơ sinh thời điểm nào là tốt nhé.
Contents
Nên tắm năng cho bé lúc mấy giờ là tốt?
Theo các chuyên gia thì tia UVB là tia duy nhất có khả năng tổng hợp Vitamin D tốt cho sức khoẻ. Bởi vậy, khi tắm năng cho bé, mẹ cần chọn thời điểm có tia UVB nhiều nhất. Theo đó thì thời điểm mà tia UVB có thể xuyên qua tầng ozone nhiều nhất đó là thời điểm từ 9h đến 16h. Tuy nhiên thì thời điểm này cũng là thời điểm ánh nắng có chứa nhiều tia UVA nhất, tia UVA có hại cho da, đặc biệt là đối với làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thế nên, thời điểm tốt nhất để tắm năng cho trẻ sơ sinh không phải là thời điểm 9h – 16h mà là thời điểm trước 9h sáng và sau 16h chiều, thời điểm mà ánh nắng không quá gắt, không có chứa nhiều tia UVA có hại cho da.
Tắm năng cho trẻ sơ sinh thế nào đúng cách?
Vì có 2 khoảng thời gian thích hợp để tắm năng cho bé. Do đó, hãy cùng đi tìm hiểu cách tắm năng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng và buổi chiều các mẹ nhé.
1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng
Sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần là mẹ đã có thể tắm năng cho bé được rồi. Việc tắm năng sẽ giúp cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D từ sữa mẹ.
Khoảng thời gian từ 6h – 9h là khoảng thời gian tốt nhất để tắm năng vào buổi sáng cho bé. Thời điểm này ánh nắng là dịu nhẹ, các tia hồnh ngoại và tia cực tím là khá yếu. Bởi vậy đây là thời điểm thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Thêm nữa, buổi sáng là thời điểm không khí trong lành và là thời điểm mà ánh nắng mặt trời không đủ mạnh để có thể tác động tiêu cực tới da bé. Thế nên, thời điểm này, mẹ có thể cho bé ra ngoài phơi năng khoảng 10 phút (lần đầu) và tăng dần 20 – 30 phút mỗi buổi sáng khi bé đã quen với việc tắm nắng hàng ngày.
Tuy nhiên, khi nắm năng cho bé, các mẹ cần lưu ý tới thời gian cụ thể có thể thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí địa lý cũng như thời điểm các mùa trong năm như:
- Nếu là mùa Hè: mùa hè nắng sẽ sớm hơn và gay gắt hơn. Bởi vậy mà các mẹ nên tắm năng cho bé trước 7h sáng để tránh các tác hại từ ánh nắng tới da bé. Thời điểm thích hợp nhất để tắm năng cho bé vào mùa hè lúc sáng sớm là 6 – 7 giờ. Thời điểm mà mặt trời vừa mới mọc lên.
- Còn vào mùa Thu: Thời tiết se lạnh nên mẹ có thể tắm năng muộn hơn một chút cho bé. Tuy nhiên cũng không nên muộn quá 9 giờ sáng nhé.
- Còn vào mùa Đông: Trời có nhiều mây, khí hâu trở lạnh, mặt trời lên khá muộn và ánh nắng yêu. Bởi vậy, ba mẹ có thể đợi tới khi thời tiết ấm hơn thì mới cho bé tắm nắng.
2. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi chiều
Thời điểm tắm năng cho trẻ sơ sinh vào buổi chiều tốt nhất là lúc ánh nắng yêu, tia hồng ngoại vào tịa cực tím đã yếu đi. Thời điểm đó là lúc 4 – 5 giờ chiều. Tuy nhiên thì khoảng thời gian này có thể linh hoạt tuỳ theo ngày và theo mùa. Ví dụ:
- Vào mùa Hè: ánh nắng gay gắt thì mẹ có thể tắm nắng cho bé lúc 5 – 6 giờ chiều.
- Vào mùa Đông: Mặt trời lặn sớm hơn nên mẹ có thể tắm năng cho bé lúc 3 – 4 giờ chiều.
Khi tắm nắng cho bé, mẹ không nên tắm nắng cho bé khi mà ánh nắng gay gắt bởi đó là thời điểm tia cực tím trong ánh nắng hoạt động mạnh nhất rất dễ khiến da bé bị tổn thương.
Một vài lưu ý khi tắm năng cho bé
Không giống với tia UVA, tia UVB không thể xuyên qua quần áo hay kính được. Bởi vậy, khi tắm nắng cho bé các mẹ cần để lộ da và tắm nắng trực tiếp thay vì tắm nắng qua kính. Mẹ có thể cởi quần áo của bé từ từ, cho trẻ tắm nắng phần bàn chân, rồi bắp chân rồi đến đùi. Sau đó đến bàn tay, cẳng tay và cuối cùng là phần lưng của bé.
Tắm nắng chi giúp cung cấp khoảng 80% lượng Vitamin D mà cơ thể trẻ cần. Do đó, ngoài việc tắm nắng cho trẻ, mẹ cũng cần bổ sung Vitamin D cho bé thông qua sữa mẹ và các nhóm thực phẩm hàng ngày hoặc mẹ có thể bổ sung viên uống bổ sung Vitamin D theo đúng chỉ dẫn, đúng liều lượng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi cho trẻ dùng viên uống bổ sung Vitamin D mẹ nhé.