Nội dung bài chia sẻ này được lấy từ một bài viết khá hay trong sách “sổ tay ăn dặm của mẹ” do Bác sĩ Lê Thị Hải chia sẻ về sữa mẹ. Hãy cùng Blog Chăm Con tìm lời giải đáp cho 6 câu hỏi thường gặp về sữa mẹ cho bé dưới đây nhé.
Contents
- 1 6 câu hỏi thường gặp về sữa mẹ cho bé
- 1.1 Bài viết liên quan
- 1.2 TOP 7 máy hút sữa Nhật Bản tốt nhất giá từ 200k – 3 triệu đồng
- 1.3 TOP 13 máy hút sữa không dây tốt nhất hiện nay
- 1.4 1. Sau 6 tháng thì sữa mẹ có còn dưỡng chất không?
- 1.5 2. Vậy làm sao để duy trì được nguồn sữa mẹ cho bé sau 6 tháng?
- 1.6 3. Sữa mẹ để được bao lâu trong nhiệt độ phòng?
- 1.7 4. Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?
- 1.8 5. Sữa mẹ trữ đông có còn tốt không?
- 1.9 6. Cách trữ sữa trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông và cách sử dụng sữa trữ đông thế nào cho đúng?
6 câu hỏi thường gặp về sữa mẹ cho bé
Ngoài 6 câu hỏi về sữa mẹ này, nếu mẹ còn có câu hỏi nào khác thì có thể để lại comment phía dưới để Blog Chăm Con giải đáp thắc mắc cho mẹ nhé.
1. Sau 6 tháng thì sữa mẹ có còn dưỡng chất không?
Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất, tối ưu nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ tới 1 tuổi. Bởi vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời và duy trì việc cho bé bú mẹ tới khi bé được 1 tuổi. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại có quan điểm rằng “bé 6 tháng tuổi ăn dặm thì việc cho bé bú mẹ là không còn chất”.
Đây là một quan điểm hoàn toàn sai. Sữa mẹ đặc biệt tốt cho bé dưới 1 tuổi. Trong thành phần sữa mẹ có chứa những thành phần dưỡng chất quý báu mà không một loại sữa bột công thức hay loại thực phẩm ăn dặm nào có được. Qua 6 tháng, sữa mẹ vẫn tốt như trước, chỉ có điều là giai đoạn này trẻ cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ bên ngoài, từ những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Bởi vậy, một trong những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm là các bữa ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ được. Mẹ cần duy trì cho bé bú mẹ kết hợp với ăn dặm tối thiểu tới khi bé được 1 tuổi. Mẹ đừng cắt đi nguồn dinh dưỡng tối ưu, tuyệt vời này của bé mẹ nhé.
2. Vậy làm sao để duy trì được nguồn sữa mẹ cho bé sau 6 tháng?
Sau 6 tháng, hết chế độ thai sản. Mẹ sẽ tiếp tục công việc của mẹ trước đó mà không thể dành 100% thời gian chăm bé như trước đó. Việc cho bé bú mẹ trực tiếp từ đó cũng giảm đi. Việc không thường xuyên cho bé bú mẹ sẽ khiến lượng sữa mẹ tiết ra giảm đi. Giải pháp cho mẹ để có thể đảm bảo được nguồn sữa cho bé là vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh. Việc vắt sữa và tích sữa vừa giúp kích thích sữa về nhiều hơn, vừa đảm bảo bé có sữa mẹ khi mẹ vắng nhà.
3. Sữa mẹ để được bao lâu trong nhiệt độ phòng?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều mẹ Việt quan tâm. Nếu trong điều kiện trời nóng, sữa mẹ sẽ không thể bảo quản quá 1 giờ trong nhiệt độ phòng. Còn thời tiết mát mẻ hơn, dưới 20 độ C thì sữa mẹ có thể để được lâu hơn một chút nhưng cũng không nên quá 2 giờ mẹ nhé.
4. Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?
Sữa mẹ chỉ có thể bảo quản được 1 ngày trong ngăn mát tủ lạnh thôi mẹ nhé.
5. Sữa mẹ trữ đông có còn tốt không?
Việc cho con bú mẹ trực tiếp vẫn là tốt nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp được. Bởi vậy mà việc hút sữa và trữ đông là giải pháp được rất nhiều mẹ thực hiện. Tuy nhiên, cũng có không ít mẹ thắc mắc liệu việc trữ đông sữa có còn đảm bảo được nguồn dưỡng chất có trong sữa mẹ không? sữa mẹ trữ đông trong tủ lạnh có tốt không?
Việc trữ đông và rã đông sữa mẹ đúng cách, đảm bảo vệ sinh tốt thì chất lượng sữa mẹ dường như không thay đổi. Tuy nhiên, sữa mẹ khi được trữ đông sẽ không thể tốt bằng sữa mẹ được bú trực tiếp bởi chất béo có trong sữa mẹ sẽ bị oxy hoá, đồng thời tính chất chống oxy hoá vốn bảo vệ rất tốt cho bé sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, một số sữa mẹ còn có hàm lượng men lipase cao, sau khi được rã đông sẽ có mùi lạ, mặc dù không có hại cho bé xong điều này có thể khiến bé cảm thấy lạ lẫm, không thích và không dùng sữa mẹ.
>>> Xem thêm:
- [Tìm hiểu] Sữa mẹ có màu gì, sữa mẹ có vị gì?
- Tại sao sữa non có màu vàng, khám phá sắc vàng có trong sữa non của mẹ
- Có nên hút sữa cho con bú không? Mẹ ít sữa có nên hút sữa không?
6. Cách trữ sữa trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông và cách sử dụng sữa trữ đông thế nào cho đúng?
Khi trữ đông và rã đông sữa mẹ cho bé dùng, mẹ cần nhớ những điều sau để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé khi sử dụng sữa mẹ trữ đông.
- Đối với máy hút sữa: Vệ sinh sạch sẽ, khử trùng máy hút sữa và bình đựng chuyên dụng hay túi trữ sữa chuyên dụng trước khi dùng.
- Sau mỗi lần vắt sữa và bảo quản trong túi trữ sữa. Hãy ghi rõ ngày tháng vắt để đảm bảo sữa mẹ không trữ đông quá hạn cho bé. Hãy nhớ nguyên tắc “vào trước thì dùng trước” để tránh lãng phí và quá hạn dùng.
- Không để sữa vào túi, bình đầy quá 3/4 vì khi đông thể tích đá sẽ tăng lên khiến túi hay bình có thể bị bục.
- Việc bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản được 3 tháng tuỳ vào nhiệt độ ngăn đá và tần suất đóng mở tủ. Ngoài ra, nếu nhà mình có tủ đông chuyên dụng thì sữa mẹ có thể bảo quản được trong 6 tháng. Không nên để sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá thì vị trí đó nhiệt độ không chuẩn.
- Khi muốn rã đông sữa, mẹ chuyển túi sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát trước nữa ngày để tự rã đông tự nhiên trước, không nên đưa sữa trữ đông từ ngăn đá ra ngoài ngay vì sữa có thể bị vi khuẩn xâm nhập, cũng không nên sử dụng lò vi sóng để hâm sữa bởi nhiệt độ quá cao có thể làm mất đi dưỡng chất có trong sữa mẹ.
- Túi trữ sữa nào bị rò thì không nên vì tiếc mà sử dụng cho bé. Cần bỏ đi ngay mẹ nhé.
- Mẹ có thể làm ấm sữa cho bé bằng máy hâm sữa hoặc ngâm sữa trong bát nước khoảng 40 độ C, không sử dụng nước sôi. Sữa sau khi rã đông mà không dùng hết thì nên bỏ đi, không trữ đông lại vì điều đó không đảm bảo vệ sinh.
Trên đây là tổng hợp 6 câu hỏi thường gặp về sữa mẹ. Mong rằng những thông tin chia sẻ này có thể giúp các mẹ có cái nhìn chính xác nhất về sữa mẹ, giá trị của sữa mẹ đối với sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: