Đối với các bé từ 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống sữa tươi thay vì chỉ uống sữa công thức hay sữa mẹ. Vậy khi cho bé uống sữa tươi mẹ cần chú ý những gì? Hãy cùng Blog Chăm Con tìm lời giải đáp cho 8 câu hỏi thường gặp về sữa tươi cho bé 1 tuổi có thể mẹ không biết.
Contents
- 1 8 câu hỏi về sữa tươi cho bé 1 tuổi mẹ cần biết
- 1.1 1. Khi nào nên cho bé uống sữa tươi?
- 1.2 Bài viết liên quan
- 1.3 Sữa non Colosmulti Bio Bio Có Tốt Không? Review chi tiết 2021
- 1.4 Cách pha sữa Glico số 0 nội địa Nhật theo hướng dẫn nhà sản xuất
- 1.5 2. Cách phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng?
- 1.6 3. Cách chọn sữa tươi tốt cho bé
- 1.7 4. Hướng dẫn làm ấm sữa tươi thế nào cho đúng
- 1.8 5. Cho bé uống sữa tươi có đường hay không đường?
- 1.9 6. Cho bé uống sữa càng nhiều càng tốt?
- 1.10 7. Có nên cho bé dùng sữa đặc có đường?
- 1.11 8. Có nên cho bé uống sữa tươi khi đói không?
8 câu hỏi về sữa tươi cho bé 1 tuổi mẹ cần biết
1. Khi nào nên cho bé uống sữa tươi?
Sữa tươi là một loại thức uống giàu Canxi, Phốt pho, vitamin giúp hệ cơ, xương và răng ở trẻ nhỏ phát triển chắc khoẻ. Ngoài ra, sữa tươi còn giúp bổ sung chất béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ.
Tuy nhiên, vì sữa tươi khó tiêu hoá nên đối với các bé dưới 1 tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa hoàn chỉnh, còn rất non yếu sẽ khó có thể hấp thu được dinh dưỡng. Bởi vậy, mẹ nên cho bé uống sữa tươi khi bé được 1 tuổi
2. Cách phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng?
Có cách nào giúp mẹ phân biệt loại sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng không?
Sữa tươi là loại sữa được vắt ra từ những loại động vật như bò, dê hay cừu…Sữa sau khi được vắt trực tiếp từ động vật sẽ chứa nhiều vi khuẩn do đó, sữa sẽ phải trải qua một quá trình xử lý trước khi đến với người tiêu dùng. Tuỳ vào công nghệ xử lý sữa tươi mà chúng ta sẽ có sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.
Trong khi sữa tươi thanh trùng là sản phẩm sữa tươi được xử lý ở nhiệt độ 75 đến 90 °C trong khoảng thời gian 30s – 1 phút rồi được làm lạnh đột ngột xuống 2 – 4 °C. Vì sữa được xử lý ở một nhiệt độ vừa phải nên sữa thanh trùng đảm bảo giữ được gần như toàn bộ các vitamin và khoáng chất quan trong cùng mùi vị của sữa tươi. Sữa thanh trùng cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 – 5 °C và có hạn sử dụng ngắn, thường sẽ chỉ trong vòng 10 ngày.
Còn sữa tươi tiệt trùng là sản phẩm sữa tươi được xử lý ở một nhiệt độ cao hơn sữa thanh trùng, từ 140-150 °C trong khoảng 30s. Sau đó, sữa sẽ được làm lạnh và đong sgois bao bì giấy tiệt trùng đặc biệt nên sữa hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ thường và trong một thời gian dài hơn từ 6 tháng – 1 năm.
Sữa hoàn toàn tiệt trùng: Đây là loại sữa bột được pha với nước và tiệt trùng ở nhiệt độ cao. Sữa bột cũng được lấy từ sữa bò, sữa dê nhưng đã được làm khô ở nhiệt độ cao. Do sữa trải qua 2 lần xử lý nhiệt nên các vitamin và khoáng chất trong sữa tươi bị mất đi nhiều hơn. Bởi vậy nhà sản xuất thường phải bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, DHA…để có được hàm lượng dinh dưỡng như sữa ban đầu (hoàn nguyên). Ngoài ra, nhà sản xuất còn cho thêm đường, thêm các vị trái cây, hoa quả để bé dễ uống hay sữa tách béo để làm sữa gầy.
3. Cách chọn sữa tươi tốt cho bé
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sữa tươi cho bé 1 tuổi từ nhiều các thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Vậy có tiêu chí nào để chọn sữa tươi cho bé không?
Tiêu chí đầu tiên khi chọn sữa tươi cho bé là phải chọn sữa sạch, sữa từ nguồn nguyên liệu đảm bảo quy trình xử lý an toàn, hiện đại, phù hợp với độ tuổi của bé.
Sữa tươi thanh trùng (Pasteurized Milk) thường được sử dụng cho bé từ 18 tháng tuổi do đây là loại sữa dễ gây dị ứng cho bé. Tuỳ vào nhu cầu dinh dưỡng của bé mà mẹ chọn sữa thanh trùng có đường hoặc không đường, sữa tươi nguyên kem hoặc là sữa tách kem.
Sữa tươi tiệt trùng: Mẹ có thể dễ dàng nhận ra bởi sữa có dòng chữ UTH trên bao bì sản phẩm (Ultra-High-Temparute – Nhiệt độ cực cao). Sữa dành cho bé từ 1 tuổi. Mỗi loại sữa từ mỗi nhà sản xuất khác nhau sẽ có những thế mạnh riêng, ba mẹ có thể lựa chọn cho bé tuỳ vào khẩu vị và sự phát triển của bé. Nếu bé nặng cân thì nên uống sữa gầy, ít đường. Mặc dù vậy, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé. Nếu được thì mẹ vẫn nên cho bé sử dụng sữa mẹ tới khi 2 tuổi, mẹ có thể kết hợp sữa mẹ với sữa tươi trong giai đoạn này.
4. Hướng dẫn làm ấm sữa tươi thế nào cho đúng
Sữa tươi sau khi bảo quản trong tủ lạnh, nếu lấy và cho bé dùng ngay có thể khiến bé bị đau họng. Bởi vậy mà mẹ cần làm ấm sữa lên bằng cách ngâm sữa trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng 46 – 60 độ C.
5. Cho bé uống sữa tươi có đường hay không đường?
Đây cũng là một câu hỏi được khá nhiều mẹ quan tâm. Nếu như cân nặng của bé bình thường thì mẹ có thể cho bé uông sữa tươi có đường. Còn nếu bé thừa cân thì nên uông sữa tươi không đường, ít đường để hạn chế tình trạng dư thừa năng lượng, khiến bé bị thừa cân, béo phì.
Mẹ có thể theo dõi bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 0 – 5 tuổi TẠI ĐÂY để biết rõ hơn về việc liệu bé có đang phát triển bình thường không nhé.
6. Cho bé uống sữa càng nhiều càng tốt?
Sữa tươi cho bé dù tốt đến đâu nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ là không tốt. Vì sữa tươi hay sữa công thức không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bởi vậy mà mẹ phải kết hợp cho bé uống sữa tươi và bổ sung thêm dinh dưỡng từ những loại thực phẩm khác. Để bé được bổ sung một hệ dinh dưỡng cân bằng.
Chẳng hạn: Nếu bé không được đáp ứng đủ lượng Vtamin và khoáng chất thiết yếu sẽ khiến bé bị táo bón. Cho bé uống sữa nhiều sẽ khiến bé lười nhai hơn, bé lười ăn hơn. Các bé từ 1 – 2 tuổi chỉ cần 400 – 500ml sữa mỗi ngày là đủ.
7. Có nên cho bé dùng sữa đặc có đường?
Sữa đặc dù thơm, ngọt, hấp dẫn với bé hơn nhưng sữa lại có hàm lượng dinh dưỡng thấp và không cân đối. Sữa đặc sẽ có quá nhiều đường mà thiếu đi thành phần chất béo, đạm, vitamin cùng nhiều khoáng chất khác. Sữa đặc chưng cất từ sữa tươi, thường thi 250ml sữa tươi chưng cất được 100ml sữa đặc. Sau đó, nhà sản xuất sẽ cho thêm 40% đường vào.
Vì sữa đặc có độ ngọt quá cao nên khi pha 100ml sữa đặc cần pha loãng 5-8 lần mới có thể dùng được. Điều đó có nghĩa là 250ml sữa tươi sẽ bị pha loãng 2-3 lần.
Do không đảm bảo về mặt dinh dưỡng nên mẹ KHÔNG NÊN sử dụng sữa đặc có đường thay cho sữa tươi, sữa mẹ hay sữa công thức. Sữa đặc sẽ phù hợp để làm các món ăn như bánh mì hay hoa quả trộn cho bé mẹ nhé.
8. Có nên cho bé uống sữa tươi khi đói không?
Nhiều mẹ có thói quen là khi thấy bé đói là liền cho bé uống tạm một cốc sữa. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng cách làm này không giúp giải quyết được vấn đề vì khi đói, dạ dày co bóp mạnh sẽ khiến sữa chưa kịp tiêu hoá mà đã bị đẩy xuống ruột. Khi đó, các thành phần dinh dưỡng như Protein không kịp hấp thu để hoá giải cơn đói. Bởi vậy, khi bé đói, mẹ có thể cho bé uông sữa kèm theo một chút đồ ăn có chứa tinh bột như bánh mì hay bánh quy sẽ tốt hơn cho bé.
Trên đây là một vài những câu hỏi về sữa tươi cho bé 1 tuổi. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ trong suốt hành trình nuôi con khoẻ mạnh.