Giấc ngủ là điều đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ có một giấc ngủ ngon, ngủ sâu sẽ phát triển tốt hơn so với những trẻ khác. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ khóc đêm mà mẹ không rõ nguyên nhân là gì. Nếu tình trạng này kéo dài, nó vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ của tất cả các thành viên trong gia đình. Vậy mẹ phải làm gì bây giờ? Hãy cùng blogchamcon đi tìm lời giải đáp mẹ nhé.
Quan niệm “trẻ khóc đêm” là gì?
Trẻ khóc đêm hay còn được gọi là “tiểu nhi dạ đề” hay “khóc dạ đề” thường xảy ra nhiều với các bé từ sơ sinh tới dưới 6 tháng tuổi. Đây là một biểu hiện tâm lý rất tự nhiên ở trẻ tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì nó được gọi là bệnh chứ không còn đơn thuần là một điều bình thường nữa.
Biểu hiện dễ nhân biết nhất của trẻ khó đêm thường là trẻ sẽ trằn trọc khó ngủ hay trẻ đang ngủ bỗng dưng giật mình tỉnh dậy và khóc thét lên, khóc rồi nín rồi lại khóc thành từng đợt hoặc cũng có thể khóc lè nhè cả đêm cho tới sáng. Rồi đến ban ngày trẻ lại ngủ bình thường. Khá khó hiểu phải không các mẹ.
Nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm là gì?
Tại sao trẻ lại khóc đêm mà ngày lại ngủ bình thường và mẹ sẽ phải làm gì khi tình trạng trẻ khóc đêm kéo dài? Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không ngủ được, bé không chịu ngủ hay ngủ không sâu giấc, bất chợt tỉnh giấc và khóc thét.
1. Do trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ không thể ngủ được về đêm. Thông thường, các bé từ 4 tháng tuổi trở đi là giai đoạn bắt đầu mọc răng và mọc đầy đủ hàm răng sữa khi trẻ khoảng 2 tuổi.
Biểu hiện nhận biết: Trẻ khóc đêm, khó ngủ kèm theo dấu hiệu chảy nước dãi nhiều, nướu bị sưng đỏ kèm theo biểu hiện sốt nhẹ. Do đó, nếu bé trong độ tuổi này có biểu hiện khóc đêm thì đừng vội lo lắng, mẹ hãy kiểm tra xem liệu có phải bé đang mọc răng không nhé.
2. Trẻ đi vệ sinh
Ban đêm, ba mẹ thường đóng bỉm cho bé để hạn chế việc đánh thức bé khi đang ngủ đồng thời để mẹ có một khoảng thời gian ngủ ngơi sau một ngày “làm việc” vất vả cùng đồng nghiệp “bon”. Tuy nhiên, khi bé đi vệ sinh quá nhiều, miếng tã lót, bỉm bẩn sẽ khiến đa bé khó chịu. Khi đó bé sẽ bống nhiêu quấy khóc. Do đó, hãy kiểm tra miếng bỉm, tã đang mang cho bé có được sạch sẽ hay không và nhanh chóng thay tã mới cho bé nếu miếng tã cũ có vấn đề.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên chọn cho bé loại bỉm trẻ em tốt, mềm mại, thông thoáng cùng khả năng lưu trữ một lượng lớn chất thải trong bỉm mà vẫn đảm bảo khô thoáng.
3. Do ảnh hưởng từ tâm trạng của người lớn
Nếu như mẹ, bà nội, bà ngoại…những người thường xuyên gần gũi, chăm sóc bé có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống như buồn, chán, lo lắng, sợ hãi…thì tâm trạng này cũng sẽ chuyển sang bé.
Chúng ta đều biết trẻ rất nhạy cảm. Chỉ cần một thay đổi nhỏ, đột ngột trong môi trường sống hay những biến đổi về tâm trạng của mọi người sẽ khiến bé có cảm giác lo lắng, bất an dẫn tới tình trạng khóc về đêm.
>>> Xem thêm: Phải làm sao khi bé không chịu bú mẹ nữa?
4. Do nhiệt độ phòng ngủ
Nhiệt độ phòng ngủ quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ của bé. Bé sẽ không được thoải mái thì sẽ không có được một giấc ngủ chất lượng. Khi đó bé bống dưng thức giấc và quấy khóc là chuyện bình thường.
5. Các tác nhân gây dị ứng
Nguyên nhân khiến trẻ khóc ban đêm có thể là do không khí trong phòng của trẻ không được sạch sẽ, trong lành. Tồn tại các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp của trẻ như các mùi thuốc lá, bụi bẩn trong phòng, lông chó, lông mèo…khiến trẻ khó ngủ và sẽ quấy khóc về đêm.
6. Do tiếng ồn
Trẻ rất dễ bị giật mình trước những tiếng ồn có công suất lớn hay tiếng ồn bất ngờ. Khi đó trẻ sẽ quấy khóc và không chịu ngủ lúc đêm nữa. Do đó, khi trẻ ngủ, mẹ cần cho bé ngủ ở một nơi thật yên tĩnh, tránh xa những tiếng ồn xung quanh để trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu.
7. Do mắc bệnh nghẹt mũi
Mỗi khi trẻ bị ốm, bị cảm thường rất dễ bị nghẹt mũi do trong khoang mũi của trẻ khi đó sẽ xuất hiện nhiều vảy mũi. Khi không thể thở bằng mũi trẻ sẽ bắt buộc phải thở bằng miệng khiến trẻ rất khó chịu và quấy khóc.
Bởi vậy, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần tích cực vệ sinh mũi cho bé để quá trình hô hấp của bé dễ dàng hơn và khi đó, giấc ngủ của bé sẽ được cải thiện.
8. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hoá dễ nhận biết là: Trẻ đi ngoài phân lỏng, bụng phình to hơn bình thường, đánh hơi nhiều mà không đi được khiến trẻ rất khó chịu, quấy khóc về đêm.
9. Do trẻ hoạt động quá mức
Trẻ nhỏ, tất cả các cơ quan trên cơ thể chưa thể hoàn chỉnh ngay được. Hệ thần kinh của trẻ chưa được hoàn thiện, khả năng ức chế thần kinh còn rất kém. Bởi vậy, nếu như trẻ vận động quá sức vào ban ngày sẽ khiến não bộ của bé luôn trong trạng thái hưng phấn. Đây là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ đột nhiên thức giấc, la khóc hay nói mơ khi đang ngủ đêm.
10. Trẻ bị thiếu Canxi
Việc phụ nữ mang thai bổ sung Canxi là đặc biệt quan trọng giảm thiểu tình trạng thiếu Canxi ở trẻ nhỏ. Nếu như các bé đã quá 6 tháng tuổi mà vẫn thường xuyên bị giật mình, quấy khóc về đêm không rõ nguyên nhân kết hợp với biểu hiện rụng tóc hình vành khăn ở phía sau đầu thì nguyên nhân khiến bé khóc không rõ nguyên nhân chính là trẻ bị thiếu Canxi.
Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sỹ để được chuẩn đoán, điều trị kịp thời. Nếu trẻ thiếu Canxi, mẹ cần bổ sung Canxi và Vitamin kếtt hợp với việc tắm nắng buổi sáng cho bé.
11. Trẻ bị đói khi đang ngủ
Đây cũng chính là lý do mà tại sao các mẹ không cần phải đánh thức bé dậy cho bú khi bé đang ngủ. Bởi đơn giản, khi bé đói bé sẽ tự thức giấc và đòi ti. Nếu không được đáp ứng ngay trẻ sẽ khóc và khi đã được ti no thì trẻ sẽ ngừng khóc và tiếp tục giấc ngủ của mình.
Vậy, khi đã nắm được những nguyên nhân khiến trẻ khóc về đêm thì mẹ sẽ cần phải làm gì? Hãy cùng tham khảo trong phần 2 mẹ nhé. Giờ thì hãy thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi một chút để lấy lại tinh thần và sức khoẻ sau những chuỗi ngày thức trắng cùng bé. Mẹ có khoẻ thì con mới khoẻ được chứ.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân bé không chịu bú bình, 4 tuyệt chiêu giúp mẹ giải quyết vấn đề