Nhiều trường hợp, bé bỗng dưng ngừng bú mẹ dù bé chưa cai sữa khiến các lẹ lo lắng không biết tại sao và cách khắc phục thế nào? Vậy hãy cùng blogchamcon giải quyết vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Contents
Biểu hiện khi bé không chịu bú mẹ
Chúng ta đều biết, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tối ưu và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vậy, khi bé có những biểu hiện bé không chịu bú mẹ dưới đây, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra những giải pháp kịp thời để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe của bé.
- Bé có ngậm vú nhưng lại không chịu bú hoặc bú rất yếu
- Nhiều lúc bé khóc và chống lại khi mẹ cố gắng cho bé bú
- Bé ngậm vú khi đang bú rồi đột ngột nhả vú ra và khóc hoặc bị sặc sữa
- Một số trường hợp thì bé chỉ bú 1 bên vú và không chịu bú bên còn lại
Vậy nguyên nhân bé không chịu bú mẹ là gì?
Nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ
Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau thì nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ cũng là khác nhau. Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu ti mẹ nhưng chủ yếu sẽ là những nguyên nhân sau:
- Khi bé cảm thấy khó khăn trong việc ngậm đầu ti của mẹ, khi mà lượng sữa của mẹ tiết ra không đủ đáp ứng nhu cầu sữa của bé. Dần dần bé sẽ cảm thấy chán nản và không chịu bú mẹ nữa.
- Bé bị vẹo cổ làm cho việc bú mẹ ở 1 hay 2 phía sẽ khiến bé bị đau. Trường hợp này khá đặc biệt, do đó mẹ cần đưa bé tới gặp bác sỹ để được kiểm tra và điều trị
- Bé dễ bị trào ngược, bé bú mẹ trong tình trạng khó chịu, bị đau nhức
- Bé bị đau miệng mà nguyên nhân có thể là do bé bị cảm lạnh hay bị nhiễm trùng miệng
- Bé bị khó thở khi đang bú mẹ mà nguyên nhân là do bé bị cảm lạnh, ngẹt mũi
- Khi bé bị nhiễm trùng tai khiến bé cảm thấy khó chịu mỗi khi bú mẹ. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời
- Khi bé mọc răng, bé khó chịu mà không muốn bú mẹ nữa. Ngoài ra, khi bé mọc răng, bé thường cắn ti mẹ, mẹ đau và phản xạ một cách gay gắt khiến bé bị giật mình, khiến bé sợ và không chịu bú mẹ nữa.
- Khi mà lượng sữa mẹ không đủ đáp ứng cho nhu cầu của bé
- Khi bé bị phân tâm do tác động của môi trường xung quanh, hoặc quá trình bú mẹ của bé bị gián đoạn.
- Khi bé không được bú mẹ trong một khoảng thời gian dài.
- Khi mẹ bất ngờ thay đổi thói quen bé của bé như khi thay đổi thời gian bú…
- Khi mẹ thay đổi loại xà bông, sữa tắm…khiến mùi của mẹ không còn quen thuộc với bé như trước đây.
- Khi mùi vị của sữa mẹ có sự thay đổi: khi mẹ ăn một loại thực phẩm lạ nào đó hay do Vitamin, thuốc…thay đổi hay đến ngày chu kỳ kinh của mẹ.
- Khi mẹ bị viêm hay nhiễm trùng vú làm cho vị sữa mặn hơn. Bởi vậy, khi mà bé bú xong, mẹ nên tiếp tục để sữa chảy ra để có thể làm sạch. Khi bệnh viêm, nhiễm của mẹ thuyên giảm thì khi đó, độ mặn của sữa sẽ giảm xuống
Đó là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ không chịu bú mẹ nữa. Giờ hãy cùng tìm hiểu giải pháp khác phục tình trạng bé không chịu bú mẹ.
>>> Xem Ngay: Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm?
Mẹ cần làm gì khi bé không chịu bú mẹ?
Tình trạng bé không chịu bú mẹ là một vấn đề không hề đơn giản với các mẹ. Trong trường hợp này, điều mẹ cần nhất đó là sự kiên nhân, hãy thật kiên nhẫn với bé rồi mọi việc đều sẽ được giải quyết.
Khoảng thời gian mà bé không chịu bú mẹ có thể là 2 – 5 ngày và cũng có thể là dài hơn. Trong khoảng thời gian này, mẹ cần:
- Khuyến khích bé bú thường xuyên
- Đồng thời, để duy trì nguồn sữa, để không bị tắc sữa hay căng tức sữa và cung cấp cho bé lượng sữa mẹ cần thiết. Mẹ nên vắt sữa bằng máy vắt sữa hoặc bằng tay và cho bé bú bằng các cách khác nhau (có thể là bình sữa, muỗng, xi lanh bơm thức ăn, cốc tập uống…)
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một vài những mẹo nhỏ sau để bé quay lại bú mẹ một cách đơn giản và dễ dàng:
- Một số bé rất lạ, có thể khí bé thức bé sẽ không chịu bú mẹ xong lúc buồn ngủ bé lại bú. Do đó, hãy thử cho bé bú mẹ khi bé buồn ngủ.
- Nếu bé bị nhiễm trùng tai hay bị tưa lưỡi thì mẹ nên gặp bác sỹ để được chuẩn đoán, điều trị và được tư vấn về tình trạng bé không chịu bú mẹ.
- Thử thay đổi tư thế bú của bé để bé cảm thấy thoải mái hơn
- Vừa di chuyển vừa cho bé bú. Với một số bé, khi được mẹ đu đưa và cho đi lòng vòng bé lại chịu bú mẹ.
- Hãy chọn nơi cho bé bú có ít sự bận tâm để bé tập chung cho việc bú. Với các bé từ 6 – 9 tháng tuổi, khi các bé đã bắt đầu quá trình ăn dặm và đã có nhận thức về thế giới xung quanh. Hãy thử cho bé bú trong một căn phòng hơi tối và yên tĩnh.
- Hãy để mẹ và bé được tiếp xúc một cách trực tiếp với nhau bằng cách thử cho bé ti mẹ mà không mặc áo.
- Hạn chế sử dụng bình sữa và đầu vú cao su bởi có thể bé sẽ bỏ bú mẹ sau này.
Ngoài ra, trong trường hợp mẹ ít sữa, không đủ đáp ứng nhu cầu của bé thì mẹ cũng cần tìm hiểu cách giúp mẹ gọi sữa về một cách hiệu quả sau:
Cách giúp mẹ“ gọi” sữa về đủ đáp ứng nhu cầu của bé
Khi mà lượng sữa mẹ có không đủ để đáp ứng nhu cầu của bé, bé sẽ cảm thấy chán nản dẫn tới tình trạng không bú mẹ nữa. Khi đó, điều mẹ cần làm là gọi sữa về. Mẹ có thể thực hiện như sau:
Mẹ có thể vặt sữa hoặc ép sữa bằng tay hay sử dụng dụng cụ hỗ trợ nhu máy hút sữa trong một khoảng thời gian. Chỉ cần thực hiện việc này một cách đều đặn khi bé mới sinh. Đối với các bé lớn hơn, sau mỗi cữ bú của bé thì mẹ nên vắt sữa để tạo đủ lượng sữa cho cữ bú tiếp theo đồng thời có thể cho bé uống sữa bằng bình trong thời gian chờ.
Ngoài ra, mẹ cũng nên trao đổi với các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn cách tốt nhất để gọi sữa về nhanh. Việc vắt sữa mẹ không chỉ đảm bảo nguồn sữa đều đặn đủ cung cấp cho bé mà còn giúp mẹ tránh được bệnh viêm vú, đây cũng là một trong số các nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ. Khi mẹ đã đáp ứng được nhu cầu của bé, chắc chắn bé sẽ tìm đến bú mẹ mà không cần ép bé.
>>> Tham khảo: Chia sẻ cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản và hiệu quả
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chủ đề “bé không chịu bú mẹ và giải pháp khắc phục. Chúc mẹ thành công!