Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị đầy hơi sặc sữa
Các phụ huynh luôn nghĩ rằng, cách cho trẻ sơ sinh bú bình là rất đơn giản, chỉ cần cho sữa vào bình sữa và cho vào miệng bé bú là xong. Làm được là một chuyện, còn làm đúng lại là chuyện khác. Ba mẹ có chắc chắn rằng cách ba mẹ áp dụng cho bé bú bình là đúng cách không, là đảm bảo an toàn cho bé không, nó có giúp bé không bị đầy hơi, đầy bụng không?
Những lưu ý khi pha sữa cho bé
Trước khi đi tìm hiểu cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách pha sữa cho bé, những lưu ý khi pha sữa cho bé mẹ nhé!
- Trước khi pha sữa cho bé, hãy vệ sinh tay sạch sẽ
- Bình sữa và các dụng cụ pha sữa cũng cần được vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ bằng máy tiệt trùng bình sữa.
- Pha sữa đúng công thức (tỷ lệ nước, sữa), đúng liều lượng (phù hợp với độ tuổi, nhu cầu sữa của bé..). Những thông tin này thường được in trên bao bì sản phẩm. Các mẹ hãy tham khảo kỹ nhé.
- Pha sữa với nước ở một nhiệt độ tiêu chuẩn. Thông thường, nước pha sữa tiêu chuẩn sẽ là nước đun sôi để nguội ở 50 – 70 độ C tuỳ loại sữa (cũng được in thông tin chi tiết trên bao bì sản phẩm trong phần cách pha sữa)…Việc sử dụng nước pha sữa ở một nhiệt độ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sức khoẻ và thành phần dinh dưỡng của sữa trước khi cho bé dùng. (Để hiểu rõ hơn thì các mẹ có thể tham khảo TẠI ĐÂY nhé).
- Không nên nghĩ rằng rau, củ, quả giàu dinh dưỡng khi kết hợp với sữa sẽ giúp bé được bổ sung một nguồn dưỡng chất dồi dào mà mẹ sử dụng nước rau củ quả để pha sữa cho bé, điều này có thể khiến bé bị ngộ độ do hàm lượng chất Notrat có trong thành phần của rau củ.
- Tuyệt đối không uống sữa chung với thuộc hay uống thuốc trước và sau khi cho bé bú, uống sữa.
- Không trộn lẫn nhiều loại sữa với nhau. Mặc dù các loại sữa đều có thành phần dinh dưỡng gần giống nhau xong hàm lượng là khác nhau. Khi trộn lẫn nhiều loại sữa với nhau sẽ làm mất đi tính cân đối dinh dưỡng của sữa.
- Thời gian sử dụng sữa sau khi pha tối đa là 2 tiếng.
- Sữa sau khi pha trong bình sữa, mẹ phải vặn chặt cổ bình vừa phải để không khí có thể lưu thông được.
- Hãy nhớ kiểm tra kỹ nhiệt độ sữa trước khi cho bé sử dụng để không làm bé bị bỏng nhiệt.
Sau khi đã tìm hiểu những lưu ý khi pha sữa cho bé kể trên, giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách cho bé bú bình đúng cách dưới đây.
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách
Trước khi cho bé bú, hãy chuẩn bị trước một vị trí tốt để không mất nhiều công sức và thời gian khi cho bé bú. Mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng hoặc bế bé trên tay thoải mái với phần đầu và gáy của bé vào cánh tay của mẹ. (Lưu ý: Mẹ cần tránh tư thế để bé nằm ngửa bởi điều này sẽ khiến bé gặp khó khăn khi bú hoặc sẽ khiến bé bị ọc sữa ra).
- Xem thêm: 3 tư thế cho bé bú binh đúng cách cho bé
Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé tự bú sữa một mình. Bởi nếu bé có bị sặc sữa thì mẹ vẫn có thể kịp thời xử lý khi ở bên cạnh bé.
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng chuẩn – Bình sữa phải được dốc lên sao cho núm ty bình sữa cũng ngập đầy sữa, bong bóng không khí không xuất hiện trong bình sữa. Bởi không khí mà bé nuốt phải khi bú bình chính là nguyên nhân khiến các bé bị đầy hơi, không tốt đối với sức khoẻ của trẻ nhỏ.
Ngoài yếu tố liên quan tới tư thế nằm và tư thế bình sữa. Khi cho bé bú bình, mẹ cũng phải đảm bảo cho bé ngậm hết phần núm vú bình sữa. Khi đó, mẹ hãy cầm ở phần thân của bình sữa, không nên cầm phần đáy bình. Việc cầm ở đáy bình sữa có thể khiến trọng lượng sữa đổ dồn vào miệng bé. Trong nhiều trường hợp, núm vú bình sữa có thể bị nghẹt, bởi vậy mẹ hãy nới lỏng vòng cổ bình sữa ra một chút để không khí có thể được lưu thông.
(Khi mẹ sử dụng các sản phẩm bình sữa tốt cho bé hiện nay được thiết kế van thông khí thông minh đảm bảo không khí được lưu thông một cách ổn định, hạn chế tối đa lượng không khí mà bé nuốt phải khi bú bình.)
Thời gian cho bé bú hết một bình sữa trung bình là 15 phút là tốt nhất. Hãy để bé bú được nửa bình thì mẹ có thể cho bé nghỉ một chút rồi cho bé bú nốt phần còn lại. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ép bé ăn quá nhiều trong một cữ sữa. Đặc biệt là khi bé có dấu hiệu no bụng có thể khiến bé bị ọc sữa, nguy hiểm hơn là khiến bé có tâm lý sợ uống sữa sau này.
Trong trường hợp sữa đã pha mà bé không sử dụng hết thì mẹ chỉ nên để tối đa 2 giờ còn sau đó thì nên bỏ đi. Nếu mẹ bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì nên hâm nóng sữa (không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa và cũng không nên sử dụng nước sôi bởi nước sôi sẽ khiếnsữa bị đóng váng trong bình sữa), lắc đều trước khi cho bé bú. Mẹ có thể sử dụng nước ấm để làm nóng bình sữa.
Làm sao để chống đầy hơi, sặc sữa sau khi bú bình?
Sau mỗi lần cho bé bú xong, hãy ẵm con để có thể vỗ cho bé ợ hơi phòng trường hợp bé nuốt phải không khí khi bú bình sữa.
– Về tư thế đứng để vỗ ợ hơi cho bé: Mẹ hãy áp bé tựa vào vai của mình, mẹ hãy hơi ngả người ra sau. Bàn tay khum lại và vỗ lưng cho bé theo chiều từ dưới lên trên.
– Tư thế ngồi vỗ ợ hơi cho bé: Mẹ hãy để một tay đỡ phần đầu của bé ngả vào ngực mẹ, hãy đặt bé theo hướng quay lưng về phía trong vòng tay mẹ trong khi tay còn lại sẽ làm nhiệm vụ vỗ lưng cho bé giống như tư thế trên.
- Sau khi cho bé ăn no, mẹ phải đặt bé nằm nghiêng. Thói quen của trẻ là sẽ cuốn lưỡi lên và ngậm miếng sữa cuối cùng trong miệng (dù bé bú mẹ hay bú bình). Khi được đặt nằm nghiêng, miếng sữa đó bé sẽ nuốt hoặc để chảy ra ngoài qua khoé miệng sẽ tránh được tình trạng sặc sữa.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách giúp hạn chế tình trạng sặc sữa, đầy hơi, nôn trớ thường gặp ở trẻ sơ sinh bú bình. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho các mẹ trong suốt hành trình chăm sóc, nuôi dạy con lớn nhanh, khoẻ mạnh và thông minh. Chúc mẹ thành công!
CÓ THẺ MẸ QUAN TÂM: