Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là một trong tổng 6 bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị của bệnh ra sao? Đây chính là kiến thức mẹ nhất định phải nắm rõ để chăm sóc cho bé thật tốt, hạn chế tình trạng biến chứng nặng của bệnh.
Contents
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em
Có rất nhiều mẹ lo lắng bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không, nguyên nhân gây bệnh ở trẻ là gì? Thực tế, theo nhiều tài liệu y khoa chứng minh có tới 50% số trẻ bị mắc căn bệnh này một lần trong đời, chúng không được xét vào nhóm bệnh nguy hiểm đối với trẻ. Đôi khi, trong vài trường hợp đặc biệt, viêm tai giữa có thể làm giảm thính lực ở trẻ nhưng chỉ là tạm thời và sẽ hết khi có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ chuyên khoa và cách chăm sóc tốt từ cha mẹ.
Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là do vi khuẩn xâm nhập và gây sưng viêm tạo mủ ở tai giữa. Cấu tạo vòi nhĩ ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh thường rất ngắn, do đó chúng dễ bị các chất lỏng có chứa vi khuẩn từ họng hay tai ngoài đi xuống. Đôi khi nguyên nhân còn do trẻ bị viêm đường hô hấp trên, khiến vòi nhĩ bị tắc viêm và sưng tấy.
Thông thường viêm tai giữa thường xuất hiện sau khi trẻ bị viêm phế quản, cảm cúm hay viêm phổi.
Dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Trẻ em rất thường bị viêm tai giữa, vậy dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì? Thực tế, trẻ dưới 3 tuổi chưa thể mô tả rõ nét các cảm giác trong cơ thể, vì thế bố mẹ khó lòng xác định được dấu hiệu bệnh ở con. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể gặp thường xuyên như sau:
- Trẻ em sốt nhẹ đến sốt cao tới 39 độ C
- Trẻ thường quấy khóc, tỏ ra khó chịu và đau khi đặt nằm xuống
- Thường bứt rứt nắm tai hoặc nói đau tai.
- Bé thường xuyên cố lắc đầu hay nghiêng sang một bên như một biện pháp giúp giảm đau tai.
- Bé chậm chạp khi phản ứng với âm thanh
- Bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc
- Tai bé có dịch mủ chảy ra
Viêm tai giữa khi có dấu hiệu mủ chảy nghĩa là màng nhĩ đã bị tác động rất xấu. Chính vì thế, khi thấy con kêu đau tai, sốt mẹ nên cho con đi khám ngay để tránh việc vỡ màng nhĩ, gây khó khăn khi điều trị.
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Cách trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em khá đơn giản nếu được phát hiện sớm. Thông thường, nếu hiện tượng viêm nhẹ bé có thể tự khỏi sau 3 – 4 ngày bị sưng. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng yếu, bệnh nặng bé cần được dùng theo đơn thuốc kê toa từ bác sĩ.
- Thông thường người ta sẽ cho bé dùng kháng sinh, kháng viêm nhằm hạn chế việc sưng tấy, chảy mủ và nhiễm trùng ở bé. Sau 3 – 5 ngày dùng thuốc và nhỏ thuốc tai bé sẽ lành. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng cho bé.
- Nếu bé bị sốt sẽ được kê thêm thuốc hạ sốt đi kèm nhằm chấm dứt hiện tượng sốt ở bé do viêm nhiễm gây ra.
- Tiểu phẫu lấy keo tai: Nếu bé đã uống kháng sinh nhưng vẫn không thể làm tiêu mủ, các chất nhầy tạo thành keo bám chặt nơi lỗ tai giữa của bé lúc này bắt buộc phải can thiệp bằng một cuộc tiểu phẫu nhỏ. Tiểu phẫu này nhằm thực hiện khoét một lỗ nhỏ đưa ống vào để hút chất dịch có trong tai. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể sẽ tái lại nếu keo tai không được lấy hết ra ngoài.
- Lấy ráy tai: Đôi khi viêm tai giữa khiến ráy tai hình thành quá nhiều trong tai của bé. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng đồ chuyên dụng để lấy ráy tai, làm lỗ tai trẻ được thông thoáng hơn.
Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Để hạn chế viêm tai giữa xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh mẹ cần thực hiện một vài điều nho nhỏ sau:
- Hạn chế tối đa tình trạng bé bị viêm phế quản, cảm cúm bằng cách giữ ấm cơ thể, tiêm vắc xin ngăn ngừa cảm cúm, tránh tiếp xúc trẻ bị bệnh và đặc biệt hạn chế cho trẻ tới nơi có không khí ô nhiễm.
- Nếu bé còn bú mẹ hãy cho bé bú trực tiếp thay vì bú bình
- Cho trẻ ăn ngồi thay vì nằm ngay cả khi uống sữa công thức pha bình hay ăn dặm ở trẻ dưới 1 tuổi.
- Bạn hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bé với khói thuốc lá, khói xăng, bụi xây dựng.
- Thường xuyên vệ sinh tai cho bé bằng những sản phẩm chuyên dụng được Bộ y tế cấp phép.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là căn bệnh thường xuyên xuất hiện gây cảm giác đau tai, khó chịu cho bé. Vì vậy, mẹ cần nắm vững các kiến thức về bệnh để con có được cách phòng tránh tốt nhất. Mẹ cần hạn chế cho con tiếp xúc với môi trường khói bụi, tiêm vắc xin phòng tránh và đặc biệt giữ ấm tránh con bị viêm phế quản. Tất cả sẽ giúp bé hạn chế được viêm tai giữa.