Mẹ sẽ không thể cho bé bú mẹ đầy đủ cho tới khi bé được 1 tuổi bởi sau thời gian nghỉ thai sản, mẹ sẽ phải quay trở lại với công việc khiến không ít mẹ gặp rắc rối vì không biết làm thế nào để có thể tập cho trẻ bú bình, làm sao để bé chịu bú bình?. Để giúp các mẹ bớt lo lắng, blogchamcon sẽ chia sẻ tới các mẹ 18 cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất. Hãy cùng tham khảo mẹ nhé.
Contents
- 1 Những lưu ý cần nắm trước khi tập cho bé bú bình
- 2 18 cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất
- 2.1 1. Hãy để bé cách xa mẹ
- 2.2 2. Nên cho bé thử với nhiều loại bình sữa và ti giả khác nhau
- 2.3 3. Hãy tập cho bé bú bình vào ban ngày
- 2.4 4. Hãy chọn loại sữa công thức gần nhất với sữa mẹ
- 2.5 5. Chọn núm ti bình sữa cho sữa chảy lớn hơn
- 2.6 6. Cho bé chơi đùa với bình sữa
- 2.7 7. Không nên ép bé thay đổi một cách đột ngột
- 2.8 8. Đánh lạc hướng sự chú ý của bé
- 2.9 9. Hãy bế bé trên tay để bé cảm thấy yên tâm hơn
Những lưu ý cần nắm trước khi tập cho bé bú bình
Làm cách nào để bé chịu bú bình?. Để quá trình này đạt được hiệu quả và thành công sẽ đòi hỏi cả mẹ và bé cần có sự kiên trì. Con người là vậy, khi chúng ta cố gắng thay đổi một thói quen nào đó là không hề đơn giản và nó còn khó hơn đối với một đứa trẻ.
Khi tập cho bé bú bình, mẹ không nên chèn ép bé. Việc quá nóng vội sẽ gây những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực ở bé. Đa số các bé sẽ từ chối bú bình khi đang được bú mẹ là điều hết sức bình thường, bởi vậy mà mẹ không cần phải quá lo lắng. Hãy để bé ti bình khi bé cảm thấy thực sự đói và dần dần bé sẽ làm quen với việc này.
18 cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất
Việc tập cho trẻ bú bình chưa bao giờ là đơn giản với các bé, đặc biệt là với những bé nhạy cảm, khó ăn uống. Vậy mẹ cần làm gì? Đừng bỏ qua 18 cách tập cho bé bú bình hiệu quả mà blog chia sẻ tới các mẹ ngay dưới đây.
1. Hãy để bé cách xa mẹ
Đây là cách đầu tiên mà blog chia sẻ tới các mẹ. Khi tập cho bé bú bình, hãy để người thân cho bé bú bình và để bé cách xa mẹ. Bởi đơn giản, khi có mẹ ở gần, bé sẽ ngửi thầy mùi sữa của mẹ, bé quen hơi và chắc chắn sẽ đòi ti mẹ, rất khó để có thể tập cho bé bú bình.
Thay vì tự mẹ tập cho bé bú bình, mẹ có thể hướng dẫn một ai đó, có thể là bà ngoại, bà nội…cách cho bé bú bình như mẹ biết thì việc tập bú bình của bé sẽ hiệu quả hơn.
Đặc biệt, khi cho bé bú bình, mọi người cũng không nên nhắc tới mẹ, cũng không nên cưng nựng bé bằng cách “mẹ sắp đi làm về rồi…” hay bất kỳ những gì liên quan tới mẹ. Việc này sẽ càng khiến bé cảm thấy nhớ mẹ hơn và bé sẽ quấy khóc, không chịu bú bình nữa.
2. Nên cho bé thử với nhiều loại bình sữa và ti giả khác nhau
Mỗi bé sẽ phù hợp với một loại bình sữa, núm ti khác nhau, chính bởi vậy mà các nhà sản xuất mới sản xuất ra nhiều mẫu bình sữa, núm ti như vậy. Bởi vậy, nếu như bé có không chịu sử dụng bình sữa và ti giả mẹ mua thì mẹ cũng nên thử một loại bình sữa và ti giả khác, blog cũng đã chia sẻ tới các mẹ TOP 5 loại bình sữa cho bé không chịu bú bình tốt nhất hiện nay.
Tốt nhất, khi lựa chọn bình sữa và núm ti, mẹ nên chọn các sản phẩm bình sữa giống ti mẹ để bé có thể dễ dàng làm quen khi chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Hãy chọn những núm ti có độ đàn hồi và khả năng chịu lực tốt bởi trẻ nhỏ khi ti thường có thói quen nhai và cắn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bình sữa mô phỏng gần nhất ti mẹ với thiết kế thông minh, có khả năng chống đầy hơi, chống sặc, nôn trớ…cực kỳ hiệu quả. Giúp bé có thiện cảm hơn khi bú bình.
3. Hãy tập cho bé bú bình vào ban ngày
Nhiều mẹ chia sẻ thực tế rằng việc tập cho bé bú bình vào ban ngày sẽ là hiệu quả hơn so với ban đêm. Bởi vậy, khi tập cho bé bú bình, mẹ cũng nên tập cho bé bú bình vào ban ngày. Ban đêm thì tốt nhất mẹ nên trò chuyện với bé để bé cảm thấy được yêu thương, bé thấy thoải mái và dễ chịu.
4. Hãy chọn loại sữa công thức gần nhất với sữa mẹ
Không chỉ quan tâm tới việc chọn loại bình sữa mô phỏng gần nhất ti mẹ. Khi tập cho bé bú bình, một điều đặc biệt quan trọng quyết định thành bại của việc tập bú bình cho bé đó là loại sữa công thức.
Để bé cảm thấy thân quen và gần gũi, mẹ nên chọn cho bé loại sữa có hương vị gần giống với sữa mẹ để bé có thể dễ dàng thích nghi hơn. Khi hương vị này đã dần quen thuộc với bé thì việc cho bé bú bình sau này sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức gần nhất với sữa mẹ, mẹ có thể tham khảo nhé.
5. Chọn núm ti bình sữa cho sữa chảy lớn hơn
Một cách khá hiệu quả khi tập cho bé bú bình đó là mẹ hãy lấy một cây kim đã được vô trùng kỹ lưỡng và chọc một lỗ trên đầu của núm vú bình sữa để sữa trong bình có thể chảy ra nhanh hơn. Những lúc bé đói và quấy khóc, mẹ hãy cho bé ti bình, khi đó sữa sẽ chảy ra mạnh hơn đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. Bé sẽ không quấy khóc nữa.
Hãy nhớ: Vô cùng cây kim thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé mẹ nhé. Ngoài ra, mẹ cũng không nên chọc một lỗ quá lớn trên núm vú, bởi nếu sữa chảy ra quá nhiều, bé không kịp nuốt sẽ khiến bé bị sặc sữa.
6. Cho bé chơi đùa với bình sữa
Mẹ có thể tập cho bé làm quen với bình sữa bằng cách cho bé chơi đùa với bình sữa, để bé và bình sữa trở thành “những người bạn thân”. Khi bé đã quen với bình sữa, bé sẽ chủ động hơn trong việc khám phá người bạn này. Bé sẽ bú bình một cách chủ động thay vì bú bình đột ngột không theo ý muốn của bản thân.
7. Không nên ép bé thay đổi một cách đột ngột
Một sự thật mà bé sẽ phải đối mặt khi chuyển từ bú mẹ sang bú bình đó là:
- Một là bé sẽ phải làm quen với ti giả
- Hai là sữa bé uống không phải là sữa mẹ
Không chỉ việc tập cho bé bú bình, việc tập cho bé ăn dặm hay bất kỳ việc gì đó thì bé cũng cần được làm quen từng bước và từ từ, không nên ép bé thay đổi một cách đột ngột. Đặc biệt, không nên cắt hoàn toàn việc cho bé bú mẹ và chuyển sang bú bình ngay lập tức.
Thay vào đó, hãy bôi một chút sữa mẹ nên đầu núm vú bình sữa hoặc mẹ có thể vắt sữa mẹ và cho vào bình sữa để bé làm quen trước khi cho bé sử dụng sữa công thức. Hãy đi từng bước để bé cảm thấy mùi sữa này là quen thuộc và bé sẽ tự thích nghi với bình sữa.
8. Đánh lạc hướng sự chú ý của bé
Nếu như bé không chịu bú bình, mẹ không nên ép bé, cáu gắt, quát mắng bé và cũng đừng bỏ quả. Mẹ hãy cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý của bé bằng cách sử dụng các đồ dùng xung quanh mẹ. Khi bé đã không còn chú ý tới một việc khác, bé sẽ dễ dàng bú bình tiếp. Tập dần, tập dần và bé sẽ dần thích nghi. Và cứ sau mỗi lần như vậy, mẹ hãy đặt bé xuống, trò chuyện và cưng nựng bé để bé cảm thấy gần gũi và thoải mái hơn.
9. Hãy bế bé trên tay để bé cảm thấy yên tâm hơn
Để bé cảm thấy được yên tâm và thân thuộc khi cho bé bú bình, mẹ hãy bế bé trên tay giống như cái cách mẹ cho bé ti mẹ. Bé sẽ cảm thấy thân thuộc, ấm áp và gần gũi hơn.
Khi bé đã dần thích nghi với việc tập bú bình thì mẹ có thể chuyển bé sang tư thế nằm trên ghế, kê cao đầu (chống sặc sữa). Ngoài ra, một mẹo khá hay là mẹ hãy thử lấy quần áo của mẹ quấn quanh bình sữa để bé ngửi thấy mùi của mẹ để bé cảm thận được sự thân thuộc. Đây là cách làm giúp bé tập bú bình hiệu quả được khá nhiều các mẹ truyền tai nhau để giúp bé bú ngoan hơn.
>>> Xem Ngay: 3 tư thế cho bé bú bình đúng cách giúp bé thích nghi nhanh và đảm bảo an toàn cho bé.
Cũng khá là nhiều kiến thực hay ho rồi và để mẹ dễ nhớ thì mình xin chia sẻ 9 cách tập cho trẻ bú bình hiệu quả còn lại trong phần 2. Hãy cùng theo dõi cập nhật từ blogchamcon nhé.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: