Trào ngược dạ dày, thực quản là tình trạng thường thấy ở trẻ em trong quá trình ăn uống của trẻ. Thông thường tình trạng này chỉ là vấn đề sinh lý. Nhưng khi nó đã để lại hậu quả như trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thì có thể khẳng định bé nhà bạn đã bị bệnh trào ngược dạ dày của trẻ em. Và để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, bạn cần biết nguyên nhân cũng như cách điều trị của bệnh này.

Contents
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày của trẻ trước hết bắt nguồn từ hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em. Đây là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại lên thực quản. Ở trẻ em chúng ta thường gọi là bằng những từ ngữ thông thường như tình trạng nôn, trớ của trẻ.
Khái niệm bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Thông thường chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em diễn ra khá nhiều nên các bậc phụ huynh thường ít để ý đến. Bởi mọi người đều cho rằng đó là một hiện tượng bình thường ở trẻ. Và đó thật sự chỉ là vấn đề sinh lý nếu tình trạng đó không ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng của trẻ. Nhưng khi tình trạng đó xảy ra quá nhiều dẫn đến bé không hấp thụ được thức ăn, tình trạng suy dinh dưỡng có thể xảy ra thì đó là khi trào ngược dạ dày ở trẻ em đã phát triển thành bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân sau sẽ gây nên tình trạng trào ngược dạ dày biến chứng thành bệnh của trẻ:
- Dạ dày trẻ em chưa phát triển nên thường nhỏ, nằm ngang và ở vị trí cao hơn so với người lớn nên dễ bị trào ngược thức ăn, sữa.
- Hoạt động của cơ thắt thực quản dưới ở trẻ em chưa hoàn thiện.
- Do trẻ em nằm nhiều nên thức ăn bị ứ lại dạ dày lâu.
- Thức ăn của trẻ em thường là loại thức ăn lỏng, mềm nên cũng dễ bị trào ngược hơn.
Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày của trẻ em có thể là tình trạng sinh lý hoặc cũng có thể là bệnh lý. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh này. Trước hết, phụ huynh cần tìm hiểu những biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày trẻ em:
- Trẻ ói sữa ra nhiều qua cả đường miệng và mũi.
- Trẻ chậm biếng ăn, quấy khóc, chậm tăng cân.
- Một số trẻ lớn hơn có thể bị đau phía sau xương ức và ợ nóng khó chịu.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Khi trẻ thường xuyên gặp hiện tượng trào ngược dạ dày đã nêu trên và có thêm những triệu chứng sau thì phụ huynh nên cẩn thận vì có thể chứng trào ngược dạ dày đã biến chứng thành bệnh:
- Trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng kéo dài.
- Ho, khò khè, khó thở tím tái.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bú khóc, quấy khóc, nôn mạnh thành vòi.
- Trẻ lớn hơn: Ợ nóng, nóng rát phía sau xương ức, đau bụng, đau khi nuốt.

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em thế nào?
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Thậm chí trong những trường hợp không cấp cứu kịp, trẻ có thể bị tử vong do ho nhiều dẫn đến viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi con mình có những dấu hiệu trào ngược dạ dày vì tình trạng này xảy ra hầu hết ở trẻ em. Mặc dù vậy để chứng trào ngược dạ dày tự khỏi mà không bị biến chứng thành bệnh, cha mẹ cần nắm được những chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ:
- Chia thức ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ ăn thường xuyên và mỗi bữa không nên cho ăn nhiều. Như vậy vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa không khiến trẻ bị nôn, trớ do ăn quá no.
- Tránh để trẻ nằm xuống hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Khi cho trẻ bú, đặt trẻ ở tư thế bú bình đúng cách, tư thế đầu cao 30 độ so với mặt phẳng ngang để dạ dày trẻ ở vị trí cao hơn.
- Tư thế nằm nghiêng trái khi ngủ giúp trẻ làm rỗng dạ dày nhanh hơn và giảm ợ hơi, ợ nóng. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo các sản phẩm gối chống trào ngược trẻ em đang được rất nhiều mẹ Việt Nam ưa chuộng cho bé.
- Không cho trẻ mặc quần áo quá chật sẽ gây áp lực lên khoang bụng.
- Dừng ngay lập tức các loại đồ ăn mà nghi là trẻ bị dị ứng.
- Sử dụng núm vú giả với kích thước phù hợp.
- Làm đặc sữa bằng cách pha thêm ngũ cốc.
- Hạn chế cho trẻ dùng những thức ăn có axit.

Trong trường hợp đã áp dụng các cách chăm sóc cần thiết mà chứng trào ngược dạ dày của trẻ vẫn không giảm mà còn có dấu hiệu nặng hơn. Cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn về thuốc cũng như phương pháp chữa bệnh cho phù hợp.
Tuyệt đối không xem nhẹ bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em bởi nếu để lâu bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Khi đó, trẻ có thể phải mổ phẫu thuật hoặc nặng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng. Cũng không nên tùy tiện mua thuốc cho trẻ ở hiệu thuốc bởi mỗi trẻ có một thể trạng riêng cần được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp.
Cha mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em từ khi nó còn là những hiện tượng sinh lý. Do đó, bạn hãy chú ý đến những biểu hiện của con mình để có thể có phương pháp chăm sóc cho phù hợp. Tránh để chứng trào ngược dạ dày thông thường phát triển thành bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của trẻ.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: