Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em là một trong những bệnh về da thường gặp ở trẻ em hiện nay. Tuy bệnh chỉ có mức độ nhẹ ngoài da nhưng nếu không có các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, đúng cách thì vết thương sẽ lan rộng và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Contents
Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là gì?
Tương tự như viêm da tiếp xúc ở người lớn, viêm da ở trẻ em là do tiếp xúc với các chất hoá học gây dị ứng da hay các chất kích thích.
- Chất gây dị ứng: Khi làn da của trẻ tiếp xúc với một số chất gây dị ứng, các kháng thể bảo vệ da sẽ được giải phóng. Điều đó là nguyên nhân hình thành các phản ứng, chúng sẽ xuất hiện nổi bật trên da.
- Chất kích thích: Là chất khi da trẻ tiếp xúc trực tiếp sẽ dân đến viêm nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ.
Nhận biết các loại viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Dựa theo các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới, có thể chia bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em thành 2 nhóm gồm: Viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng là bệnh có thể gây tổn thương ở bất kì lứa tuổi nào khi gặp phải các chất kích ứng. Theo báo cáo, có đến 2.800 chất có thể gây ra tình trạng kích ứng đối với da của trẻ.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng thường ít xảy ra ở trẻ hơn. Thông thường, khi trẻ mới tiếp xúc thì sẽ không gây ra bất kì phản ứng nào cho đến khi trẻ tiếp xúc nhiều lần sẽ gây ra tình trạng kích ứng và tổn thương trên da.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Trong cuộc sống thường nhật của một đứa trẻ, có rất nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mắc bệnh này. Cụ thể:
Chất kích thích: Phấn côn trùng, xà bông, nước rửa tay dầu gội, các chất có chứa thành phần hoá học,…
Chất gây dị ứng: Thuốc, mỹ phẩm, nước hoa, phấn hoa, găng tay cao su, hay thậm chí là núm vú giả cũng có thể khiến trẻ bị mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ
Hầu hết các bệnh nhân đã từng bị nhiễm sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
- Ngứa trong thời gian dài
- Đau nhức vùng da
- Khô, nứt nẻ, chảy máu da
- Phồng rộp da
Cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc của trẻ em
Khi bé gặp phải các triệu chứng như đã đề cập đến ở phần nguyên nhân, cha mẹ cần đưa con đến ngay các phòng khám hay gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Ngoài ra có các biện pháp điều trị phù hợp như:
- Dùng kem corticosteroid hay thuốc mỡ: Cha mẹ có thể dùng 2 loại thuốc đó để cải thiện vùng da mẩn đỏ của con.
- Thuốc uống kháng histamine: Có chức năng kiểm soát tình trạng mẩn ngứa, trước khi uống cần có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kháng viêm steroid: Có thể dùng dưới dạng đắp hay uống để điều trị, trong quá trình dùng cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều lượng.
- Sử dụng lotion và kem bôi chuyên dụng: Có thể cấp cấp ẩm và giảm tình trạng ngứa đáng kể cho trẻ. Cha mẹ nên chọn loại có thành phần thiên nhiên lành tính để không dễ gây dị ứng.
- Khăn ướt đắp lên da: Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày có thể cải thiện triệu chứng ngứa rát.
Cách chăm sóc da và phòng tránh bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Để phòng ngừa bệnh và không cho bệnh tái phát ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần lưu ý và thực hiện tuân thủ theo các cách chăm sóc dưới đây:
- Cắt móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên cho con để tránh tình trạng trẻ gãi ngứa gây tổn thương da và ngăn ngừa vi khuẩn tiếp xúc với da.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên với xà phòng lành tính nhiều thành phần thiên nhiên.
- Không sử dụng sữa tắm, dầu gội có chất hoá học gây dị ứng da.
- Khi tắm cho trẻ không được kì mạnh, tránh làm tổn thương da.
- Sau khi tắm nên dùng kem điều trị để làm giảm bong tróc.
- Không cho trẻ mặc quần áo bó sát người, chất liệu vải phải thoáng mát và mềm mại.
- Tạo thói quen uống nhiều nước cho trẻ và ăn các loại thực phẩm không gây dị ứng
- Thường xuyên thay chăn gối và ga trải giường.
- Vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng nước nóng.
- Không cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa, thú cưng.
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em tuy không phải căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng là căn bệnh rất gây khó chịu. Nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của trẻ rất nhiều, có thể làm trì hoãn việc phát triển tự nhiên ở trẻ nhỏ. Vì vậy, để cho trẻ có thể phát triển một cách tự nhiên thì bậc làm cha mẹ cần phải lưu ý, biết cách điều trị và chăm sóc con nhỏ đúng cách thì con mới có thể chóng lớn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: