Ở trẻ sơ sinh, tại da có nhiều nếp ngấn như cổ, đùi là những nơi xuất hiện các vết hăm nhiều nhất. Dù không phải nguy hiểm gì nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn viêm loét da khiến bé bị đau và khó chịu. Một trong số đó là tình trạng hăm cổ. Vậy bệnh hăm cổ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, cách điều trị và cách phòng hăm cổ thế nào hiệu quả? Hãy cùng Blog Chăm Con tìm hiểu mẹ nhé.
Contents
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm cổ
Cũng giống như bệnh hăm tã thường gặp ở trẻ mang bỉm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm da cổ ở trẻ cso thể kể tới như: thời tiết, do vệ sinh và có thể do cơ địa da bé…
+ Do ma sát: Làn da trẻ vốn nhạy cảm kết hợp với việc các nếp gấp cổ vị ma sát khiến vùng da cổ luôn bị ẩm ướt
+ Do thời tiết: Vào những ngày hè nóng bức trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Tại những nếp gấp trên cổ, nếu không được vệ sinh sạch, các nếp gấp cọ sát với nhau khi bé di chuyển sẽ gây kích ứng dẫn đến hăm da, viêm loét da
+ Do vi khuẩn, nấm: Khi cho bé ăn, uống sữa thức ăn có thể vương vãi lên cổ. Nếu không được vệ sinh sạch, vi khuẩn sẽ phát triển gây ra các vết hăm.
+ Một số yếu tố khác: Ngoài việc không được vệ sinh sạch sẽ cùng cổ thì việc bé bị hăm da cũng là do cơ địa dễ kích ứng. Mẹ nên quan sát để có những xử lý kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm cổ
Để nhận biết các vết hăm cổ, mẹ nên chú ý tới một vài dấu hiệu sau:
- Vị trí vết hăm thường xuất hiện nhiều nhất ở các vùng da có nếp gấp
- Các vết da hăm thường ửng đỏ, sưng hoặc nổi các mụn nước li ti
- Khi bị hăm da, bé thường có kiểu hiện ngứa, đau rát. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc
- Những trường hợp hăm da nặng có thể xuất hiện mủ do mụn nước vỡ ra, viêm loét
Trẻ bị hăm cổ có nguy hiểm không
Tình trạng hăm cổ nếu chỉ ở mức độ ửng đỏ, nổi mụn nước thì không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây viêm da, chàm hóa. Trường hợp nặng hơn là vết hăm chảy máu, lúc này các vết hăm có thể đã bị nhiễm trùng gây viêm loét dẫn đến bội nhiễm da và để lại sẹo.
Cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
vIệc trị hăm cổ cho bé cũng rất đơn giản nhưng nếu không đúng cách sẽ không chữa dứt điểm, làm tình trạng tái phát. Một số cách trị hăm cổ ở trẻ mẹ có thể tham khảo:
1. Sử dụng kem chống hăm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem chống hăm da hiệu quả, an toàn. Mẹ nên chọn những nhãn hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
Trước khi thoa kem, mẹ cần vệ sinh sạch vùng cổ, lau khô sau đó thoa một lớp kem mỏng lên da bé là được.
2. Tắm các loại lá trị hăm
Đây có thể xem là cách khá thông dụng và được nhiều mẹ tin tưởng vì sự an toàn và mang tới hiệu quả tốt. Một số loại lá mẹ có thể tắm cho bé: lá trầu không, lá chè xanh, lá búp ổi, lá hoặc quả mướp đắng…Trong các loại lá này đều chứa chất kháng khuẩn tự nhiên giúp làm dịu và mát da
Để tắm cho trẻ, trước tiên mẹ cần rửa thật sạch lá, cho vào đun sôi rồi để nguội. Tắm xong nước lá, mẹ tắm lại cho bé bằng nước ấm sạch.
Lưu ý: Với tình trạng vết hăm bị lở thì mẹ không nên tắm nước lá vì có thể sẽ làm cho tình trạng nặng hơn.
>> Tham khảo thêm: 17+ loại lá tắm cho trẻ sơ sinh và tác dụng thần kì
3. Vệ sinh da cổ của trẻ
Mẹ cần lưu ý vệ sinh vùng da cổ thường xuyên để loại bỏ những bụi bẩn, sữa, nước dãi, cần thay áo cho bé khi bị ẩm ướt. Làm như vậy mẹ có thể phòng ngừa tình trạng hăm cổ hiệu quả.
Nếu áp dụng các cách mà tình trạng nặng thêm thì mẹ cần cho bé tới bác sĩ để khám và chữa trị kịp thời
Cách phòng tránh trẻ bị hăm cổ an toàn
Để tránh những vết hăm, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé, kiểm tra những nếp ngấn, nếp nhăm đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát.
- Khăn lau, quần áo của bé nên dùng vải cotton 100% để tránh gây kích ứng da.
- Trong những ngày nóng bức, hạn chế cơ thể bé bị đổ mồ hôi nhiều.
- Sử dụng các loại kem chống hăm da chuyên dụng cho bé.
Bé bị hăm cổ dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khến bé bị ngứa rát, khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển trong những năm tháng đầu đời của bé.