Như ở phần 1 đã giới thiệu tới các mẹ 9 mẹo hay tập cho bé bú bình hiểu quả nhất. Vì nội dung hơi dài và để các mẹ dễ nhớ, dễ thực hiện thì hôm nay, blogchamcon sẽ chia sẻ tới các mẹ 10 mẹo tập cho trẻ bú bình hiệu quả còn lại. Chắc chắn đây sẽ là những thông tin mới mẻ và bổ ích với các mẹ. Hãy cùng theo dõi nhé.
Contents
- 1 Chia sẻ 18+ cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất (Phần 2)
- 1.1 Bài viết liên quan
- 1.2 TOP 3 BÌNH SỮA NGOẠI TRONG TẦM GIÁ PHẢI CHĂNG
- 1.3 Bình sữa bằng nhựa có tốt không? Các loại bình sữa bằng nhựa tốt nhất cho bé
- 1.4 10. Cho bé bú sữa mẹ bằng bình sữa
- 1.5 11. Không nên cho bé bú bình sữa quá sớm
- 1.6 12. Sử dụng loại bình sữa có chất liệu an toàn
- 1.7 13. Chú ý tới cách pha sữa đúng cách
- 1.8 14. Hãy chú ý tới khẩu vị của bé
- 1.9 15. Cho bé bú bình khi bé cảm thấy đói
- 1.10 16. Cho bé bú bình khi bé no bụng
- 1.11 17. Hãy giả vờ thờ ơ khi bé từ chối bú bình
- 1.12 18. Hãy làm ấm bình sữa trước khi cho bé bú
Chia sẻ 18+ cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất (Phần 2)
Việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình và tập cho bé bú bình chưa bao giờ là đơn giản cả. Bởi vậy mà các mẹ cần nắm được cách tập cho bé bú bình cũng như nắm được những mẹo hay trong số những kỹ thuật tập cho bé bú bình.
10. Cho bé bú sữa mẹ bằng bình sữa
Đây là một cách khá hay và hiệu quả để giúp bé làm quen với bình sữa một cách chủ động và từ từ. Trước khi sử dụng sữa công thức, mẹ nên tập cho bé làm quen với bình sữa và núm ti trước đã. Bởi đơn giản, việc cho bé bú bình, bé sẽ phải đối mặt với 2 sự thật: một là ti là giả, hai là sữa không phải là sữa mẹ.
Do đó, hãy để bé làm quen với việc bú bình một cách từ từ bằng cách sử dụng sữa mẹ cho vào bình sữa và cho bé ăn để bé làm quen trước với bình sữa và núm ti trước khi đối sang sữa công thức.
Mẹ cũng cần thay đôi các sản phẩm sữa công thức phù hợp với độ tuổi phát triển. Ở mỗi độ tuỏi khác nhau thì nhu cầu về dinh dưỡng của các bé là khác nhau. Do đó, thay đổi sữa theo độ tuổi sẽ giúp đảm bảo nguồn dưỡng chất cần thiết cho bé. (Ví dụ như sữa Glico số 0 cho bé từ 0 – 1 tuổi và sữa Glico số 1 cho bé từ 1 – 3 tuổi…). Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé uống nước trái cây có vị hơi ngọt để bé làm quen trước cũng là rất tốt.
11. Không nên cho bé bú bình sữa quá sớm
Không phải lúc nào mẹ cũng có thể tập cho bé bú bình được. Không nên cho bé tập bú bình quá sớm (thường là dưới tháng 2 tuổi) bởi việc tập cho bé dưới 2 tháng tuổi bú bình sẽ khiến bé bị lệch khớp ngậm. Ngoài ra, việc cho bé tập bú bình quá sớm sẽ khiến bé quen với việc bú bình và không bú mẹ nữa, khi đó việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ kết thúc sớm. Bé đủ 2 tháng tuổi có thể cho bé tập làn quen với bình sữa và núm ti.
Mẹ cũng không nên tập cho bé bú bình quá muộn, hãy tập cho bé bú bình trước khi mẹ đi làm lại khoảng 2 tuần là khoảng thời gian đủ để cho bé làm quen được với việc bú bình. Để giúp bé làm quen tốt hơn đồng thời cũng tránh lãng phí nguồn sữa mẹ dồi dào dưỡng chất, mẹ nên vắt sữa mẹ bỏ vào bình sữa.
Tuy nhiên, khi thực hiện cách này thì mẹ cũng cần tham khảo kiến thức về việc sữa mẹ bảo quản được bao lâu?
12. Sử dụng loại bình sữa có chất liệu an toàn
Khi chọn mua loại bình sữa tốt cho bé, mẹ cũng cần quan tâm tới chất liệu bình sữa thay vì chỉ quan tâm tới thiết kế thông minh, khả năng chống sặc…Loại bình sữa thuỷ tinh hay Silicon, bình sữa bằng nhựa PPSU, bình sữa bằng nhựa cao cấp không chứa BPA độc hại biến đổi khi gặp nhiệt độ cao là an toàn cho bé.
Để mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt nhất thì điều đơn giản nhất là mẹ hãy chọn những địa chỉ mua bình sữa uy tín có thể kể đến như Soc&Brothers, BiboMart hay Kidsplaza, Concung, TutiCare…
Ngoài ra, khi sử dụng bình sữa cho bé, mẹ cũng cần quan tâm tới cách sử dụng bình sữa đúng cách cũng như cách vệ sinh bình sữa, cách tiệt trùng bình sữa đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.
13. Chú ý tới cách pha sữa đúng cách
Khi pha sữa cho bé, ngoài công thức pha sữa, mẹ cũng cần quan tâm tới nhiệt độ nước pha sữa để đảm bảo các thành phần dưỡng chất không bị thay đổi hay mất đi. Thường thì nhiệt độ nước pha sữa tiêu chuẩn sẽ là nước đun sôi để nguội ở 50 độ C. Tuy nhiên thì có một vài loại sữa công thức lại có nhiệt độ pha sữa tiêu chuẩn là nước đun sôi để nguội ở 70 độ C. Những thông tin về cách pha sữa đã được in sẵn trên vỏ lon sữa. Bởi vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé.
14. Hãy chú ý tới khẩu vị của bé
Nếu như mẹ thấy bé có các biểu hiện chán bú bình, có thể là do bé đã chán với khẩu vị hàng ngày. Bởi vậy, hãy thử thay đổi khẩu vị của bé một chút bằng cách làm nóng sữa hơn 1 chút (không quá nóng) hoặc nguộn hơn chút để tạo cảm giác lạ miệng.
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng để hâm sữa cho bé.
15. Cho bé bú bình khi bé cảm thấy đói
Đây là thời điểm tốt nhất để cho bé bú bình. Thay vì phải nhịn đói thì bé sẽ chấp nhận bú bình để lo bụng. Thực tế có rất nhiều bé đã chấp nhận bú bình ngoan ngoãn khi bé đang đói.
16. Cho bé bú bình khi bé no bụng
Nếu như cách cho bé bú bình khi đói cũng không thể thuyết phục được bé thì mẹ cũng có thể thử cách tập cho bé bú bình khi bé no bụng. Mẹ cho bé bú mẹ và thỉnh thoảng cho bé bú bình để bé làm quen từ từ với bình sữa, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Cách này cũng được xem là một cách khá hiệu quả khi tập cho bé bú bình.
17. Hãy giả vờ thờ ơ khi bé từ chối bú bình
Thay vì phản ứng gay gắt, khó chịu khi bé không chịu bú bình, mẹ có thể tỏ ra thờ ơ với phản ứng đó của bé, coi như phản ứng đó của bé là rất bình thường. Khi đó bé sẽ không hành động như vậy nữa.
18. Hãy làm ấm bình sữa trước khi cho bé bú
Nhiều bé lại có sở thích uống sữa ấm hơn so với sữa ở nhiệt độ bình thường. Bởi vậy, hãy thử làm ấm bình sữa bằng cách ngâm bình sữa trong nước ấm hay pha sữa với nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ tiêu chuẩn. Thường thì có rất ít mẹ pha sữa cho bé bằng nước nguội bởi nó vừa khó làm tan sữa và cũng không đúng với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Vậy là đã giới thiệu hết tới các mẹ 18 mẹo tập cho bé bú bình hiệu quả nhất. Giờ thì cũng áp dụng với bé nhà mình thôi nào. Chúc cho quá trình tập bú bình của bé thuận lợi và nhanh chóng để mẹ có nhiều thời gian gần gũi con đồng thời cũng có thời gian chăm sóc cho bản thân sau những tháng ngày mang thai, sinh nở vất vả nhưng đầy ý nghĩa và tình yêu. Chúc mẹ thành công!