Váng sữa và sữa chua là những loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy cho bé ăn váng sữa, ăn sữa chua thế nào cho đúng? Hãy cùng Blog Chăm Con tìm hiểu qua nội dung chia sẻ dưới đây mẹ nhé.
Contents
- 1 Cho con ăn sữa chua, ăn váng sữa thế nào đúng cách?
- 1.1 Bài viết liên quan
- 1.2 [Review] Tã bỉm Mễ Mễ chất lượng có tương xứng với giá thành?
- 1.3 Làm thế nào để trẻ ngủ suốt đêm mà không quấy khóc?
- 1.4 1. Lợi ích của sữa chua đối với trẻ nhỏ
- 1.5 2. Lợi ích của váng sữa đối với trẻ nhỏ
- 1.6 3. Cho con ăn phô mai thế nào?
- 1.7 4. Cho bé ăn bơ thế nào cho đúng?
Cho con ăn sữa chua, ăn váng sữa thế nào đúng cách?
Nội dung bài chia sẻ này sẽ không chỉ nói đến cách sử dụng váng sữa, sữa chua đúng cách cho bé mà nội dung còn giúp các mẹ tìm hiểu cách cho bé ăn phô mai, ăn bơ (những thực phẩm từ sữa khác) thế nào cho đúng cách.
- Tìm hiểu thêm: 6 câu hỏi thường gặp về sữa mẹ cho bé
1. Lợi ích của sữa chua đối với trẻ nhỏ
Sữa chua là một món ăn giàu dinh dưỡng khi chứa đạm, chất béo, đường, canxi cùng một số loại vitamin. Trong đó thì đạm và chất béo đã được tiêu hoá một phần, đường đã được lên mên giúp dễ hấp thu, tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ.
1.1. Lợi ích của sữa chua đối với trẻ nhỏ
Sữa chua giúp bé phòng và trị các bệnh về đường ruột khi trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi, giúp hệ tiêu hoá được tốt hơn. Bé đang bị tiêu chảy hay táo bón ăn sữa chua đều rất tốt.
Bé mấy tháng tuổi có thể ăn được sữa chua? Bé từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua. Bé từ 6 – 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 hộp – 1 hộp sữa chua mỗi ngày. Đối với bé 1 – 2 tuổi thì có thể ăn 1 – 2 hộp mỗi ngày. Còn đối với bé dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé.
1.1. Con ăn sữa chua thế nào mới đúng?
- Không cho bé ăn sữa chua khi đang đói bởi độ PH trong dạ dầy thấp có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua khiến giá trị trong lợi ích của sữa chua giảm đi.
- Bé nên ăn sữa chua khoảng 30 phút sau khi ăn. Thời điểm đó dạ dày bé có bóp mạnh, độ PH cao là điều kiện tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua phát huy hết tác dụng của chúng.
- Không nên đun nóng sữa chua hay cho sữa chua vào lò vi sóng hâm hay đổ nước nóng vào sữa chua. Việc làm này sẽ khiến cho các vi khuẩn có lợi bị chết đi, dinh dưỡng trong sữa chua bị mất đi.
- Sữa chua lấy từ tủ lạnh ra có thể ngâm trong nước ấm 45 độ C cho hết lạnh một lúc là có thể cho bé ăn được rồi.
- Súc miệng cho bé ngay sau khi ăn vì các vi khuẩn có thể làm hỏng men răng của bé.
2. Lợi ích của váng sữa đối với trẻ nhỏ
2.1. Váng sữa là gì?
Váng sữa (Milk Scum) là một chế phẩm từ sữa có vị hơi ngọt và béo. Váng sữa được hình thành từ lớp chất béo nổi lên trên, kết thành một mảng lớn trên bề mặt của sữa khi được đun nóng trên ngọn lửa nhỏ hay khi không đậy nắp trong một thời gian. Sau khi tách lớp váng sữa trên bề mặt sữa, phần còn lại thu được sẽ được gọi là sữa tách béo.
Sau khi tách váng sữa ra, nhà sản xuất sẽ sử dụng để sản xuất và chế biến thành các thực phẩm khác như bơ, phô mai, sữa chua, kem tươi…
2.2. Váng sữa có tác dụng gì?
Váng sữa bổ sung nhiều dưỡng chất như các loại vitamin (A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…) cùng các axit hữu cơ rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ.
Váng sữa bổ sung khoáng chất phong phú như kali, canxi, clo, phốt- pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng…giúp tăng cường sức khoẻ, giúp bé phát triển hệ xương, răng tốt hơn.
Ngoài ra, trong thành phần váng sữa chứa nhiều Protein đồng vật, carbonhydrat hay các axit béo, đường tự nhiên chứa ít cholesterol hơn là bơ nên có thể sử dụng để thay thế trong chế biến thức ăn.
2.3. Cho con ăn váng sữa thế nào?
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của váng sữa là chất béo – loại chất béo dễ hấp thu và tiêu hoá, ngoài ra trong váng sữa còn có đạm, canxi cùng một lượng nhỏ các vitamin nên đây là một trong những món ăn phụ rất có lợi cho bé. Mẹ lưu ý với thành phần dinh dưỡng như trên, váng sữa chỉ nên là món ăn phụ bổ sung năng lượng cho bé, nó không phải là “tinh túy của sữa” như quảng cáo nói, không thể dùng thay thế cho sữa mẹ hay sữa công thức.
Bé dưới 6 tháng tuổi chưa nên ăn váng sữa vì hệ tiêu hóa còn non yếu không hấp thụ được. Bé trên một tuổi có thể dùng 1 hộp/ ngày. Bé trên 1 tuổi thiếu cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn hoặc mới ốm dậy cần nhiều năng lượng có thể ăn từ 1-2 hộp mỗi ngày trong các bữa phụ. Bé thừa cân, béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, táo bón cũng không nên ăn váng sữa.
3. Cho con ăn phô mai thế nào?
Bé bước vào giai đoạn ăn dặm đã có thể ăn phô mai được. Khi cho bé ăn phô mai mẹ cần chú ý xem liệu bé có bị dị ứng với phô mai hay bé có thích phô mai không nhé. Phô mai là một chế phẩm từ sữa rất giàu đạm, chất béo và canxi.
- Với phô mai, mẹ có thể trộn với cháo, bột hay cho bé ăn riêng đều được. Nếu cho phô mai vào cháo thì mẹ nên đợi cháo nguội khoảng 80 độ C mới dằm phô mai để không làm mất chất.
- Khi đã sử dụng phô mai trong cháo thì mẹ không nên thêm dầu ăn trẻ em nữa và bớt thịt…để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
- Phô mai có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau như khoai tây, thịt bò, thịt lơn, gà, đậu phụ…nhưng không nên kết hợp với lươn, rau mồng tơi, rau dền…vì sẽ gây đau bụng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
- Một ngày bé có thể ăn một lần, một tuần có thể ăn vài ngày nhưng không nên ăn quá nhiều là ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.
- Bé thừa cân cũng không nên ăn phô mai. Bé dưới 1 tuổi thì nên ăn phô mai có hàm lượng chất béo không vượt quá 20%.
4. Cho bé ăn bơ thế nào cho đúng?
Khi cho bé ăn bơ mẹ có thể kết hợp với bánh mì, thêm vào cháo hoặc dùng bơ để xào hay rán. Cũng giống phô mai, khi đã dùng bơ thì bớt dầu mỡ trong khẩu phần ăn của bé. Đối với bé dưới 1 tuổi thì nên dùng bơ nhạt bởi loại bơ này không có muối trong thành phần, tốt cho hệ tiêu hoá còn rất non yếu của bé.
Vậy là mẹ đã cùng Blog Chăm Con tìm hiểu cách sử dụng sữa chua, váng sữa và những chế phẩm từ sữa khác. Mong rằng những nội dung chia sẻ này sẽ giúp ích được các mẹ trong suốt hành trình nuôi con khoẻ mạnh. Chúc mẹ thành công!
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: