Đã là cha, là mẹ thì chắc chắn bậc phụ huynh nào cũng luôn mong muốn con yêu của mình khỏe mạnh, phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh khi mà sức đề kháng còn rất yếu, chưa thể phát triển hoàn thiện được thì đây chính là giai đoạn mà trẻ rất dễ mắc bệnh do chưa đủ sức miễn dịch. Vậy khi đó, ba mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm?
Contents
Một vài lưu ý về dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm
Ngoài việc quan tâm với những biến pháp bảo vệ sức khoẻ cho bé. Ba mẹ cần phải tìm hiểu và tích luỹ thêm các kiến thức cơ bản về chăm sóc dinh dưỡng cho con yêu khi bị ốm. Hãy chú ý tới một vài lưu ý cơ bản về dinh dưỡng dưới đây ba mẹ nhé.
Dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ốm
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đang được bú mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng sữa công thức. Ba mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú/uống sữa bình thường. Tăng dần số lần bú và thời gian mỗi lần bú kéo dài hơn bởi trẻ bị ốm bị mệt, khả năng mút kém hơn bình thường. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì mẹ nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa là tốt nhất.
Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, khi bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm: ngoài sữa mẹ, ba mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa phụ khác với những thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá…mẹ nên trộn thêm 1 thìa cà phê dầu ăn trẻ em để bé dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn hơn. Giai đoạn này, thức ăn cho bé cần được chế biến có độ mềm, loãng hơn bình thường để bé dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Cho trẻ ăn hoặc uống thêm nước ép trái cây chín như chuối, cam, xoài, đu đủ… để tăng cường vitamin và chất khoáng, rất tốt cho sức khoẻ của trẻ nhỏ.
Chia nhỏ bữa ăn của trẻ, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít đi.
Khi bé bị ốm không nên kiêng khem tôm, cá, rau xanh. Nên cho bé uống nhiều nước hơn, đặc biệt là khi các bé bị tiêu chảy.
– Đối với các bé bị tiêu chảy: ba mẹ cần tránh cho bé ăn những loại thức ăn có chứa nhiều đường…sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và có ít dinh dưỡng như rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô hay đỗ) khiến quá trình tiêu hoá của bé gặp khó khăn hơn.
– Khi trẻ bị viêm hô hấp, bị sổ mũi khó thở: Khi đó mẹ cần làm thoãng mũi cho bé dễ thở theo hướng dẫn của bác sỹ.
Ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị ốm, ba mẹ cần đặc biệt theo dõi tình trạng bệnh của bé, đặc biệt chú ý tới những dấu hiệu như: trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ cơ thể, trẻ bị tiêu chảy thì cần theo dõi số lần đi ngoài. Từ đó phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm để kịp thời đưa bé đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất.
Dinh dưỡng cho bé giai đoạn sau ốm
Không phải khi bé đã khỏi ốm là đã xong mẹ nhé. Sau khi khỏi ốm, bé cần được đảm bảo chế độ dinh dưỡng để phục hồi sức khoẻ nhanh, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thêm 2 bữa/ngày trong vòng 2 tuần liên. Đối với các bé bị tiêu chảy kéo dài thì cho trẻ ăn thêm 1 bữa/ngày và kéo dài tối thiểu trong 1 tháng.
Với những thông tin chia sẻ trên, Blog Chăm Con mong rằng sẽ giúp các mẹ thông thái có thêm tự tin khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ốm tại nhà. Ngoài ra, nếu mẹ có những kinh nghiệm chia sẻ nào, hãy để lại comment để Blog và các mẹ khác cùng thàm khảo nhé.